Giỏ hàng

Review Sách "Hiểu Bản Thân, Quên Bản Thân" - Chấp Nhận Nghịch Lí, Cải Biến Cuộc Đời

Chấp nhận nghịch lí là một trong những cách mà cuộc sống đánh thức chúng ta, khiến chúng ta tỉnh táo để tìm lại sự cân bằng. Nghịch lí có nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể được vận dụng vào cuộc sống theo nhiều cách. "Hãy cứ tưởng tượng mà xem. Nghịch lí là bất kì khi nào chúng ta nghe thấy lời thì thầm vào tai mình, “Dậy đi, thế giới thật hùng vĩ. Cuộc sống mà anh đang xem thường không giống như những gì anh nghĩ đâu!”

Chấp nhận nghịch lí, bạn nghĩ sao? Khi nói đến nghịch lí, đa số chúng ta thường nghĩ đến những điều đối lập nhau, chúng khác nhau và “đấu đá” nhau. Nhưng bạn có biết, chấp nhận nghịch lí sẽ cho bạn những cái nhìn đa chiều hơn, giúp chúng ta trở nên minh mẫn và thông tuệ hơn. Trong cuốn sách “Hiểu bản thân, quên bản thân”, Marc Lesse sẽ cho người đọc thấy rằng việc hiểu và trân trọng những thời điểm, những khoảnh khắc mà ở đó, cuốn đời mâu thuẫn nhất, khiến ta hoang mang nhất có thể mang lại cho ta nhiều niềm vui hơn, nhiều cảm giác thỏa mãn hơn.

“Hiểu bản thân, quên bản thân” được chắp bút bởi Marc Lesser – người sáng lập và CEO của ZBA Associates, một công ty tư vấn, huấn luyện và đào tạo về quản trị. Trong hơn 20 năm, ông đã kết hợp chánh niệm và các thực hành nhận thức với các thực hành về kinh doanh, chiến lược và kĩ năng lãnh đạo để giúp các tập đoàn, tổ chức và cá nhân đạt được tác động và kết quả lớn hơn.

Cuốn sách được chia thành hai phần. Trong phần 1, tác giả sẽ giải thích những khái niệm và phương thức trọng tâm trong cuốn sách. Sang đến phần 2, cuốn sách sẽ trình bày năm chân lí cơ bản. Đó là năm khía cạnh cốt lõi, nơi chúng ta tìm kiếm cũng như cần tính hiệu quả nhất.

Phần 1: Chấp nhận nghịch lí.

Trong phần 1 của “Hiểu bản thân, quên bản thân” sẽ có 3 chương. Chương 1 thảo luận về khái niệm “nghịch lí” và vì sao chấp nhận nghịch lí sẽ giúp chúng ta trở nên minh mẫn và thông tuệ hơn. Chương 2 sẽ giải thích về khái niệm “hiệu quả”, phương pháp thực tiễn của cuốn sách và cách áp dụng cuốn sách để tạo nên con đường của riêng bạn. Chương 3 bàn về các khái niệm trong Thiền môn Phật pháp là nền tảng cho cuốn sách này, và giải thích cách đọc và làm việc với những câu chuyện ngụ ngôn mà tác giả sử dụng trong suốt cuốn sách.

Để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, vui vẻ hơn, chúng ta phải duy trì sự cân bằng. Cuộc sống cá nhân, công việc và tinh thần của chúng ta không hề tách biệt. Nhưng làm thế nào để đạt được sự cân bằng? Quan trọng hơn là, làm thế nào để đạt được sự cân bằng khi mà cuộc sống lúc nào cũng sẵn sàng xô ngã chúng ta? Bạn sẽ tìm được câu trả lời qua những trang sách của “Hiểu bản thân, quên bản thân”.

Chúng ta thường không coi niềm vui là một phần quan trọng trong công việc. Vì sao vậy? Phần lớn chúng ta dành nhiều thời gian ở công sở hơn ở nhà. Vì sao không tìm cách mang sự nhẹ nhàng, sảng khoái vào công việc của mình, dù là nhân viên hay lãnh đạo?

Bởi chúng ta rất ít khi nhìn nhận công việc dưới một góc độ khác: coi công việc là niềm vui. Thực tế, khi biết chấp nhận những nghịch lí, nhìn nhận theo một hướng tích cực hơn. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy niềm vui trong mọi việc.

“Sống và chết là nghịch lí; trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta liên tục bị giằng xé giữa những đối lập và đối ngẫu, giữa những khát khao và nhu cầu đối nghịch. Bạn không thể thoát khỏi những bản chất nghịch lí của thế giới này. Nếu chấp nhận và đối mặt trực diện với nghịch lí, nếu chúng ta phối hợp và thường xuyên thủng những câu đố tưởng chừng không có lời giải ấy thì đích đến của chúng ta chính là quán chiếu.”

Chấp nhận nghịch lí là một trong những cách mà cuộc sống đánh thức chúng ta, khiến chúng ta tỉnh táo để tìm lại sự cân bằng. Nghịch lí có nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể được vận dụng vào cuộc sống theo nhiều cách. “Hãy cứ tưởng tượng mà xem. Nghịch lí là bất kì khi nào chúng ta nghe thấy lời thì thầm vào tai mình, “Dậy đi, thế giới thật hùng vĩ. Cuộc sống mà anh đang xem thường không giống như những gì anh nghĩ đâu!””

Phần 2: Năm chân lí.

Ở phần 2 của cuốn sách “Hiểu bản thân, quên bản thân” gồm có 5 chương, tương ứng với 5 chân lí mà tác giả muốn gửi đến độc giả. Năm chân lí này được tác giả thể hiện dưới dạng nghịch lí, hoặc những tuyên bố có vẻ mâu thuẫn. Dù vậy, chúng nắm giữ chìa khóa đến với hành động đúng đắn, sự hiệu quả và cân bằng.

Năm chân lí mà tác giả gửi gắm trong cuốn sách này là:

  1. Kỹ năng để vừa có thể hiểu được bản thân, vừa quên đi bản thân trong mọi khoảnh khắc.
  2. Lòng tin để có thể tự tin đối diện với những nghi ngờ và tự tin để nghi ngờ mọi chuyện.
  3. Phân biệt để biết đến khi nào cần hành động cải thiện cuộc sống và thế giới, cũng như khi nào cần chấp nhận mọi thứ như nó vốn có vậy, khi những sự kiện xảy ra.
  4. Sự cởi mở và năng lực để tiếp nhận cảm xúc, niềm vui và nỗi đau, tìm thấy sự tĩnh lặng, bình thản giữa những bộn bề của công việc và cuộc sống, giữa khó khăn và chao đảo.
  5. Trí tuệ để giúp đỡ mọi người và hàn gắn thế giới, đồng thời chăm lo và cải thiện bản thân.

Những chân lí này cần phải được thực hành chứ không chỉ để đọc và viết. Qua thực hành, chúng ta có thể học cách làm rõ và thay đổi thói quen để thành công hơn trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ thấy được rất nhiều bài học bổ ích qua phần 2 này. 

Bên cạng đó, phần này cũng giúp ta nhận ra rằng: “Đa phần, khi chúng ta rơi ra khỏi sợi dây thăng bằng, đó là vì ta bị những cảm xúc xô đẩy. Và cũng sẽ hiểu được rằng:

- Nhờ vào “hiểu rõ bản thân, quên đi bản thân” mà chúng ta có được sự chú tâm.

- Nhờ vào “tự tin, nghi ngờ tất cả: mà chúng ta mở rộng được tầm nhìn.

- Nhờ vào “đấu tranh cho thay đổi, chấp nhận thực tại” mà chúng ta nuôi dưỡng được những hành động khéo léo hơn.

- Nhờ vào “chào đón cảm xúc, giữ vững cái tâm bình thản” mà sự kiên cường của chúng ta tăng lên.

Nhờ vào “phục vụ bản thân, phục vụ cộng đồng” mà chúng ta mới có được tính hiệu quả (nói chung).

Kết: Cuốn sách “Hiểu bản thân, quên bản thân” được trình bày một cách khoa học, logic, đi từ những khái niệm rồi đến những bài thực hành để giúp chúng ta tiếp nhận những thông điệp một cách dễ dàng nhất. Cuốn sách sẽ giúp chúng ta trau dồi những kĩ năng cảm xúc của bản thân, từ đó nắm vững con đường đúng đắn để vượt qua khó khăn và thử thách.

 

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top