Giỏ hàng

Bài Giảng Cuối Cùng - Bài Học Của Người Ra Đi Dành Cho Người Ở Lại


Những khoảnh khắc xúc động và những bài học chân quý của vị giáo sư với bài giảng cuối cùng, không phải bởi ông còn được dạy nữa , mà bởi thần chết không cho phép ông có cơ hội nữa, bài giảng khép lại sự nghiệp và khép lại cuộc đời. Thay vì nói về cái chết, ông đã nói về sự sống. Thay vì nói về những nỗi tuyệt vọng trong cuộc sống, ông lại trao những niềm tin và nỗ lực vào cuộc sống. Đôi khi người ta lại nhầm lẫn đây chẳng phải ông thầy mắc căn bệnh ung thư mà là một nhà diễn thuyết nào đó đứng trên bục giảng đường và giảng giải về niềm tin trong cuộc sống.

Khi chúng ta còn niềm tin vào cuộc sống tức là chúng ta đang thực sự sống

“Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng.”

Thay vì ủ rũ, than phiền về những rắc rối bạn gặp trong cuộc sống, tại sao lại không biến nó trở thành trở nên có ý nghĩa hơn bằng cách nhìn cuộc đời bằng một màu tươi sáng. Niềm tin vào cuộc sống khiến chúng ta tràn đầy năng lượng, có dũng khi và biết trân trọng những ngày còn lại mình còn sống trên đời, cho dù nó là mười năm, năm năm một năm, một tháng hay thậm chí một ngày.

Hãy để bản thân mình được phát huy khả năng

“Nếu con bạn muốn tô vẽ căn phòng của chúng, thì hãy vì quý mến tôi, cho phép chúng làm điều đó. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Đừng lo lắng là ngôi nhà của bạn sẽ mất giá.”

Chỉ khi chúng ta được thoải mái làm những gì mình muốn trong giới hạn nhất định thì mới có thể phát huy hết năng lực của bản thân. Đừng vội sợ sai, sợ xấu, sợ người khác chê cười. Không có ai có thể giỏi từ lần đầu tiên, nhưng nếu không làm thì chắc chắn sẽ không giỏi.

Nền tảng là thứ quan trọng

“Bạn phải trau dồi nền tảng trước nhất, bởi nếu không, bạn sẽ không làm nổi bất kỳ một thứ cao siêu nào khác”

Xã hội luôn phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nếu bạn có ý định “Đốt cháy giai đoạn”, nhưng nếu những thứ đơn giản bạn còn không thể hiểu được thì sao có thể hoàn thành được những thứ cao siêu. Ví dụ như bạn học toán lớp 10 lại muốn làm ngay được toán lớp 12, thì điều đó là không thể. Vì bạn không hiểu toán lớp 11 là sự liên kết giữa lớp 10 và lớp 12. Nền tảng cũng vậy. Nó là thứ cơ bản nhất, sợi dây liên kết, là bước đệm để bạn làm những thứ phức tạp hơn.

Chủ động quyết định số phận mình

“Chúng ta không thay đổi được, chỉ có thể quyết định phải ứng xử ra sao. Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”

Số phận không phải thứ được định đoạt, nó là do bạn điều khiển. Bạn không được lựa chọn nơi sinh ra, nhưng được lựa chọn cách lớn lên, lựa chọn cách sống. Người ta nói cuộc sống là một ván bài, nếu trong tay bạn không có quân bài đẹp cũng đừng oán trách bất cứ người nào hay số phận mình. Hãy cố là người chơi giỏi, cuộc sống không có khái niệm quay trở lại.

Người nghiêm khắc với bạn là người muốn tốt cho bạn

“Khi bạn thấy bạn làm điều gì đó xấu xa mà không ai thèm nói với bạn nữa, thì đó chắc chắn là chỗ không tốt cho bạn. Có thể bạn không muốn nghe, nhưng những lời phê bình thường cho bạn biết mọi người vẫn còn yêu mến bạn, quan tâm tới bạn và muốn giúp bạn tiến bộ.”

Đôi khi bạn sẽ luôn thắc mắc tại sao bố mẹ khắt khe với mình như vậy, trách thầy cô nghiêm khắc với mình như thế. Nhưng khi bạn mắc sai lầm mà không ai nhắc nhở bạn, tức là họ đã bỏ bạn rồi đấy. Những lời phê bình và nhận xét không phải mang tính chất chèn ép mà chính là đang giúp chúng ta. Nếu không có những lời đó, chắc hẳn bạn sẽ chẳng có cơ hội để sửa chữa sai lầm.

Nội dung: Việt Trinh - Bila Team











Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top