Giỏ hàng

Dũng Cảm Là Giấy Thông Hành Của Người Thành Công

Khi chúng ta là những đứa trẻ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt vô tự và trong sáng, mọi vấn đề đều trở nên dễ dàng bởi chúng ta không biết điều đó sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào hoặc thật sự đáng sợ thế nào, nếu có, cũng có người khác chống đỡ. Nhưng khi trưởng thành thì không. Bạn đã đi nhiều nơi, đối mặt với nhiều thứ, đứng trước nhiều khó khăn, con người liền sinh ra tâm lý sợ hãi đối với tất cả những gì mình gặp và ý muốn từ bỏ. Không những thế, bạn còn phải tự mình gánh chịu mọi hậu quả. Liệu đó có phải cái giá khi chúng ta lớn lên hay không, cái giá là mất đi dũng khí.

Nỗi sợ hãi bào mòn ý chí của bản thân.

Người ta nói người trưởng thành và những đứa trẻ đều mang nhiều nỗi sợ. Sự khác nhau giữa hai người này là: Thứ trẻ con sợ là ma quỷ, là ác mộng, thứ người lớn sợ lại là con người, là giấc mộng không thành. Trẻ con dù chơi thua bao nhiêu cũng vẫn cố gắng chơi tiếp, người lớn thì lúc nào cũng sợ thất bại. Và đôi khi, nỗi sợ của của người lớn còn nhiều hơn của những đứa trẻ: Chúng ta sợ cô đơn, sợ đau đớn, sợ già nua, sợ người khác thành công hơn mình, sợ phản bội,...Nhưng đó có phải lí do khiến mỗi người làm mòn đi ý chí của bản thân không?

Chúng ta đều là những người bình thường, bất cứ ai cũng giống nhau, ai cũng có nỗi sợ riêng, đó là điều khó tránh khỏi. Giống như khi đề cập tới nỗi sợ, tác giả Vỹ Nhân cũng từng viết trong cuốn sách “Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực” rằng:

“Khách quan mà nói, trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta cảm thấy sợ hãi là điều khó tránh khỏi, bất cứ ai khi nhìn thấy con mãng xã lớn đang thè lưỡi thì phản ứng đầu tiên cũng là sợ hãi.”

Đối diện với nhiều chuyện như vậy, cứ cố gắng rồi thất bại làm chúng ta muốn né tránh, khi đối diện lại bỗng trở thành nỗi ám ảnh và muốn bỏ chạy. Nỗi sợ chế ngự và đem đến cho mỗi người cảm giác không an toàn. Bạn đem tất cả sự nghi ngờ về tương lai phía trước mà đối diện với nỗi sợ hãi, dù có cố gắng loại bỏ tâm trạng tiêu cực của mình và tìm cách khắc phục nhưng ý nghĩ về nỗi sợ hãi của bạn vẫn không ngừng dâng cao, chiếm lấy tâm trí bạn. Thế rồi, chúng ta quyết định để nỗi sợ lấn át, làm nhụt đi ý chí hành động.

Nỗi sợ hãi làm mất đi cơ hội trưởng thành

Thành công mang nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trong đó có một thứ: đó chính là phải xua đi nỗi sợ hãi. Từ ý nghĩ đến hành động, tâm trí đã để nỗi sợ bao trùm thì chắc chắn sẽ không dám đứng lên để làm những điều mình muốn. 

Có nhiều người nói rằng: Tôi chỉ là một người bình thường, không phải siêu nhân hay anh hùng, làm sao có thể không sợ hãi và có thể làm được mọi thứ được chứ. Phải, bạn là người bình thường, chúng ta là người bình thường, nhưng người bình thường không có nghĩa phải an phận và né tránh nỗi sợ. Tôi muốn trở thành một người bình thường nhưng không tầm thường. Sự khác nhau giữa chúng ta là tôi có thể vượt qua nỗi sợ hãi. Bản thân sẽ không để những giây phút tối tăm của cuộc đời làm che đi ánh sáng mà mình muốn hướng tới, không để những khó khăn khiến bản thân gục ngã, không chấp nhận mình yếu kém hơn người khác khi họ có thể làm được còn mình thì không và không bỏ lỡ một giây một phút nào khiến bản thân trở nên bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn.  Bởi:

“Ai cũng hi vọng cuộc đời mình rực rỡ, nhưng thế giới này không phải xưởng sản xuất ước mơ, muốn cái gì bạn phải tự giành lấy. Và chúng ta cần phải chiến thắng nỗi sợ hãi, chiến thắng áp lực bên ngoài, chiến thắng những thử thách không thể lường trước thậm chí chiến thắng số phận đang trêu đùa mình.” (Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực - Vỹ Nhân)

Cơ hội để chúng ta trưởng thành chỉ đến một lần, nó đến không cho chúng ta biết mà rời đi sẽ để lại tiếc nuối, nếu không khiến cho bản thân trở nên dũng cảm, xua tan nỗi sợ hãi thì mãi chỉ là người yếu kém.

Song những thứ càng đáng sợ, càng phải mạnh mẽ vượt qua.

Cũng trong Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực, tác giả cũng nêu ra quan điểm rằng: 

“Cuộc sống của chúng ta vốn là cuộc mạo hiểm thận trọng, bởi vì nó ngập tràn những điều chưa biết và mọi sự lạ lẫm đều làm cho chúng ta sợ hãi. Thế nhưng những thứ chưa quen biết luôn khiến người ta vừa sợ hãi lại vừa tò mò muốn khám phá. Không phải sao?”

Quá trình trưởng thành của chúng ta chính là biến những thứ xa lạ thành thân quen, biết cảm giác sợ hãi thành cảm giác an toan. Chính nỗi sợ mới là thứ thúc đẩy khiến bạn càng phải cố gắng, biến mình trở thành một người không còn yếu đuối. 

Đứng trước sợ hãi, né tránh sẽ không phải là cách giải quyết vấn đề, một người không dám đối mặt với nỗi sợ thì cũng chẳng thể trưởng thành. Có những chuyện bạn bắt buộc phải làm, những nỗi sợ bạn bắt buộc phải đối mặt, đứng trước tình huống như vậy, bạn lại phát hiện nó nó cũng không như mình vẫn luôn tưởng tượng về nó, rằng nó sẽ đáng sợ bao nhiêu, nó sẽ đánh bại mình bằng cách nào. Thực chất, bạn lại có thể dễ dàng vượt qua.

Nhà thơ Tagore cũng từng nói: “Tôi không cầu xin cuộc sống của tôi không có sóng gió bão táp, chỉ cầu xin tôi có một trái tim kiên cường để đối mặt với chúng.” Đúng thế, cách ta đối diện với cuộc sống không né tránh mới là thứ đáng quý nhất, khiến bản thân trở nên kiên cường, mạnh mẽ vượt qua.

Kết: Sợ hãi là một phần cuộc sống nhưng “Dũng cảm mới là giấy thông hành của người thành công”. Một người bình thường như chúng ta, mang trong mình nhiều cảm xúc, nhiều nỗi sợ, nhưng đáng sợ nhất lại chính là không vượt qua được giới hạn của chính mình, không có dũng khí vượt qua  vượt qua khó khăn, vượt qua rào cản để đối mặt với thế giới.

Mong rằng bất kể ai cũng có thể coi sợ hãi là một thử thách trên con đường trưởng thành, vượt qua được rồi, tất cả sẽ trở nên dễ dàng.

Nội dung: Myn - Bila Team
Ảnh: Linh Đan - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top