Giỏ hàng

Giáo Dục Chỉ Thành Công Khi Hoàn Thành Sứ Mệnh Hoàn Thiện Nhân Cách Con Người

“Học không phải là phương tiện để thăng tiến, kiếm tiền hay làm giàu. Thầy xem học tập là ca tụng nhân bản, là thanh cao, là niềm vui khi cắp sách đến trường và là ánh sáng văn minh. Trường học ngày này không còn là nơi để xây dựng nhân cách, mà là một phần của kế hoạch tư bản để làm giàu và nổi tiếng, để khoe khoang học vị và có quyền lực.”
(Trích Chiến binh cầu vồng)

Đây là câu chuyện về ngôi trường học nghèo ở đất nước Malaysia. Trái với khung cảnh của lớp học đầy đủ tiện nghi ở đó thì có một ngôi trường ở khu ổ chuột mà ở đó những học sinh phải học trong một điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng lại giàu có về kiến thức, về nhân cách giáo dục, về những thầy cô giáo với một tấm lòng tận tụy. Họ có một người thầy một người thông thái và khiêm nhường, không lấy một đồng lương nào ròng rã trong suốt chục nhiều năm, nhưng vẫn yêu quý công việc nghề giáo của mình, một cô giáo từ chối cơ hội việc làm tốt, với quyết tâm làm giáo viên, tâm hồn lương thiện tận lực dạy bọn trẻ làng những điều quý giá, và ý chí ham học của những cậu bé nghèo để thấy được say mê và niềm vui tới trường. Hãy trân trọng những gì bạn đang có. Những mệt mỏi và áp lực của thi cử mà bạn không mong muốn, đôi khi lại chính là niềm ao ước của người khác.

Điều đó khiến cho chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về giá trị giáo dục, về vai trò định hướng và phát triển nhân cách con người. Đồng ý rằng chúng ta đến trường để tiếp thu kiến thức, nhưng trước hết chúng ta cần học là những giá trị, những bài học trong cuộc sống, và phát triển nhân cách, và những cậu học sinh ở nơi đây đã hiểu được nó quý giá đến nhường nào, bởi thế mà môn Đạo đức đã trở thành “Môn học giá trị nhất thế giới”

Giáo dục mang một sứ mệnh trong cuộc đời của mỗi người, và điều quan trọng nhất là cần có người thầy giỏi, không cần quá xuất sắc về kiến thức mà quan trọng người thầy ấy đã truyền động lực đến với bạn như thế nào, dạy bạn cách mình phải trở thành một con người tốt, là người không cần quá có tầm nhưng phải có tâm. Giáo dục luôn cần những người thầy dốc hết tâm huyết của mình để dạy dỗ cho thế hệ của tương lai. Bởi vậy mà tổng thống Abraham Lincoln gửi thầy giáo con trai với một cầu cao, bởi ông ấy cần một cậu con trai biết đối nhân xử thế, biết sống, chứ không phải một mớ kiến thức chỉ đề làm lợi cho bản thân, hay chà đạp lên người khác:

“Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử tốt đối với những người hòa nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo.

Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cần phải sàng lọc nó qua một tấm lưới chân lý để rồi chỉ đón nhận những gì tốt đẹp

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.”

Nội dung: Việt Trinh - Bila Team
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top