Giỏ hàng

Người Bình Thường Giao Tiếp Như Thế Nào?

Đa số chúng ta là những người bình thường, không sinh ra đã có năng khiếu giao tiếp tốt. Nhưng chỉ cần có những phương pháp phù hợp, kiên trì luyện tập và rèn luyện, chắc chắn chúng ta sẽ cải thiện tốt được khả năng giao tiếp của mình.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Giao tiếp chính là cầu nối giúp chúng ta gắn kết mối quan hệ với mọi  người. Nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng. Một số nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được hòa nhập, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được quan tâm,…chỉ được thỏa mãn trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, giao tiếp còn là chìa khóa dẫn đến thành công trong và hạnh phúc.

Người bình thường có thể cải  thiện kỹ năng giao tiếp không?

Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình không khéo ăn nói hay không có năng khiếu trong giao tiếp nên mình sẽ không bao giờ giao tiếp tốt. Ngay cả những người có kỹ năng giao tiếp tốt, họ cũng phải học tập và rèn luyện rất nhiều. Đa số chúng ta là những người bình thường, không sinh ra đã có năng khiếu giao tiếp tốt. Nhưng chỉ cần có những phương pháp phù hợp, kiên trì luyện tập và rèn luyện, chắc chắn chúng ta sẽ cải thiện tốt được khả năng giao tiếp của mình. Bởi kỹ năng giao tiếp là kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện và cải thiện được. Trong cuốn sách “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” có những lời khuyên rất bổ ích để giúp chúng ta rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp ví dụ như:

Không cần tranh chấp để giải quyết vấn đề.

Trong giao tiếp, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta thường vì một chuyện mà gây ra tranh chấp, dần dần phát triển tới mối quan hệ căng thẳng không thể cứu vãn được. Bậc thầy tâm lý học nổi tiếng Dale Carnegie nói: “Chúng ta phải tránh xa tranh chấp, giống như tránh xa động vật và dã thú vậy”. “Bởi vì trong quá trình tranh chấp, tư duy của con người sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, quên đi việc bình tĩnh suy nghĩ, thậm chí quên đi nguyện vọng ban đầu của mình – có khi chỉ là muốn nói với người khác một ý kiến hợp lý hơn, cũng có thể chỉ là muốn cùng anh ta thảo luận một chút về quan điểm của cá nhân mình”.

Khi tranh chấp, chúng ta thường dùng những lời nói kịch liệt để áp đảo đối phương, để tự tạo cho mình một tâm lý thỏa mãn và hài lòng. Và chính những lời nói mà bạn nói ra trong lúc đó sẽ rất dễ dàng làm tổn thương đối phương. Và khi sự việc lắng xuống, đa phần mọi người sẽ cảm thấy hối hận, lẽ ra ban đầu không nên vì một câu nói mà cố chấp như vậy.

“Tranh chấp không những không giải quyết vấn đề mà còn khiến cả hai rơi vào một vòng luẩn quẩn”. Sở dĩ việc tranh chấp không thể giải quyết vấn đề, lời bởi vì khi tranh chấp chúng ta luôn cho rằng là mình đúng, cái “tôi cá nhân” quá cao. Vì vậy, để tránh xảy ra tranh chấp và khiến người khác vui vẻ chấp nhận ý kiến của mình thì chúng ta có thể đổi sang một phương thức nói chuyện nhẹ nhàng hơn, trên cơ sở tôn trọng ý kiến của đối phương.

Quan hệ thân thiết như thế nào cũng cần phải lễ phép

Đã bao giờ bạn cho rằng khi giao tiếp với người thân thiết thì chúng ta không cần phải nói năng khách sáo, lễ phép làm gì. Đó là một quan niệm sai lầm. Cho dù là mối quan hệ thân thiết đến đây thì nói năng cũng nên có sự lễ phép cần thiết. Chúng ta có thể không giỏi ăn nói, nhưng ít nhất cũng nên nói năng đúng mực, với những người và hoàn cảnh khác nhau, cần nắm được phương thức và phương pháp trò chuyện cần thiết, cho dù là với người có mối quan hệ thân thiết tới đâu, chúng ta cũng phải chú ý lễ nghi, tránh gây trở ngại cho vấn đề giao tiếp của bản thân.

“Trong giao tiếp giữa người với người, lễ nghi là một nhịp cầu giao lưu quan trọng. Một người không hiểu lễ nghi, thì trong lời nói hoặc hành vi dễ mang tới cho người khác những tổn thương không cần thiết, nảy sinh hiểu lầm không cần thiết, gây ra những bất hòa trong giao tiếp. Vì thế, cho dù quan hệ đôi bên có thân đến đâu cũng cần phải tuân thủ lễ nghi tối thiểu.”

Hạn chế bàn tán về bất cứ người nào.

Bạn có biết, những người hay bàn tán về người khác thường là những người tự ti. “Thông thường, người bị mang ra bàn tán không loại trừ hai kiểu người: người “giỏi nhất” và người “tệ nhất”. Người ta bàn luận người “giỏi nhất” là xuất phát từ lòng đố kỵ, bởi thành tích của người khác quá tốt, khiến người xung quanh cảm thấy lòng tự ái của mình bị tổn thương, vì thế tìm cách bới móc để dìm người ta xuống, đây thực sự là tự lừa mình lừa người….Còn bàn luận người “kém cỏi” nhất là để thỏa mãn tính sĩ diện của mình. Cho rằng mình giỏi hơn họ rất nhiều. trên thực tế cũng là tâm lý không lành mạnh….Hai tâm lý kể trên đều là biến tướng của sự tự ti”.

Mỗi ngày chúng ta luôn có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vậy hà cớ gì mà phải bàn tán, phát xét về người khác. Hơn nữa, bàn tán sau lưng người khác sẽ khiến người ta nghĩ rằng người này tầm thường và rất nhàm chán.Có gì không hài lòng về họ, hãy góp ý một cách chân thành và khéo léo, như vậy bạn sẽ lại được ấn tượng tốt đối với đối phương.

Lời kết:

Đối với những bình thường – những người không sở hữu tài ăn nói bẩm sinh, thì việc học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng quan trọng. Thực tế, kỹ năng giao tiếp không phải là một kỹ năng quá khó để học hỏi. Chỉ cần bạn tìm được phương pháp phù hợp và kiên trì rèn luyện, bạn chắc chắn sẽ cải thiện được khả năng giao tiếp của mình.

Tìm hiểu thêm tại: https://bitly.com.vn/jZLOT 

Nội dung: Xuân Sang - Bila Team
Ảnh: Linh Đan - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top