Giỏ hàng

REVIEW “Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn”: Sẽ Là Một Quá Trình Khó Khăn

Gia đình là cái nôi của xã hội, là nơi chúng ta được sinh ra, được yêu thương, và được trưởng thành. Và đương nhiên gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của mỗi người. Lớn lên trong một gia đình không được êm ấm hay không nhận được tình yêu thương từ người thân thì chúng ta sẽ hình thành những bất ổn về nhân cách và tâm lý.

Theo 8 giai đoạn phát triển tâm lý của Erick Erickson thì từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 ứng với độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi. Đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và định hình nhân cách của một con người.

Bạn thử rạch một rạch lên thân cây non rồi đợi khi nó lớn lên hãy xem vết thương đấy nó to thế nào. Một tổn thương nhỏ từ thời thơ ấu nó sẽ trở nên to lớn nhường nào khi bạn trưởng thành.

Bạn đã từng bị tổn thương hay có điều gì bất mãn chưa. Bạn nghĩ nó đã đi vào quên lãng rồi đúng không? Chưa đâu nó không hề biến mất mà nó đi sâu vào tâm thức của bạn. Nó chi phối thói quen và cảm xúc của bạn.

Tôi thường giật mình với những tiếng động lớn, tiếng đổ vỡ hay tiếng cãi nhau to. Mỗi khi nghe những tiếng đấy là tim tôi đập nhanh, tay run rẩy. Đôi khi sợ hãi đến mức bỏ chạy hay trốn đi đâu đó. Đến khi tôi đọc quyển sách “Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn” thì tôi mới hiểu được nguyên nhân nỗi sợ hãi của mình. Lúc nhỏ tôi thường phải nghe tiếng cãi vã trong nhiều giờ liền, nó to đến mức mà tôi phát khóc.

Theo lời của Charles Whitfiel: “Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát”

Cứ mỗi lần bị tổn thương như vậy cơ thể chúng ta sẽ tự tạo ra một thứ vỏ bọc để bảo vệ chính mình. Nó như một bức tường để ngăn cách bạn với những thứ khiến bạn tổn thương. Đương nhiên là nó sẽ có tác dụng phụ là khiến bạn khó có thể giao cảm hay nói cách khác là vô cảm đấy.

Nhưng liệu nó có thể bảo vệ bạn khỏi tổn thương? Bạn sẽ làm gì trong bức tường thành kiên cố đấy đây? Chạy trốn đúng không, bạn càng chạy trốn thì bức tường càng dày lên và đương nhiên đến một lúc bức tường quá dày thì không còn chỗ cho bạn nữa đâu.

Chúng ta đang chạy trốn vậy ai đang điều khiển thân xác này? Là cái tôi do chính chúng ta tạo ra một cái tôi giả tạo. Cái tôi xấu xa đố kỵ, bất mãn luôn toan tính căng thẳng.

Bác sĩ Charles Whitfield sẽ giúp bạn chữa lành đứa trẻ bên trong bạn. Ông ấy là một chuyên gia về tâm lý, một người bác sĩ tài giỏi và hơn ai hết ông hiểu bệnh nhân của mình cần gì. Quyển sách là một bộ dụng cụ đầy đủ để bạn tự khám phá và chữa lành cho chính mình.

Sẽ là một quá trình khó khăn khi bạn phải đối diện với chính mình, chạm vào từng vết thương trong quá khứ, phải chấp nhận con người thật của mình. Nhưng nếu bạn có thể làm điều đó thì bạn sẽ không còn sợ hãi bất kể điều gì? Không còn căng thẳng và lo lắng. Thật đấy!

Nội dung: Kiều Hải Nam - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top