Giỏ hàng

5 BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUYỂN SÁCH KHÉO ĂN NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ

  1. Sự hài hước kéo mọi người đến gần nhau.

Có câu nói “Hài hước là một phẩm chất tuyệt đẹp”. Quả đúng như vậy. Không ai có thể dám chắc rằng, cuộc sống không có những bộn bề và trong khi làm việc hay học tập thì không có những sự tranh cãi. Thậm chí là những cuộc tranh cãi căng thẳng đến gay gắt. Vậy lúc đó, người ta cần đến sự ngôn ngữ hài hước. Một câu nói vui thôi nhưng cũng giúp bầu không khí bị phá tan, mọi người sẽ bình tĩnh lại để lắng nghe nhau. Đó chính là tầm quan trọng của sự hài hước.

Hầu như tất cả các bạn trẻ bây giờ rất nóng tính, tính cách khó chịu Dường như quá chạy theo công nghệ, chạy theo những bộn bề ngoài kia mà họ đã thay đổi đi một phần. Rất nhiều trường hợp đã đánh mất sự vui tính, hài hước của mình khi mải say mê vào những trang mạng xã hội. Họ rất hay bực tức chỉ vì một lí do rất nhỏ, và dường như những lời giải thích của đối phương thì đa phần họ lắng nghe không phải để hiểu, mà người ta lắng nghe để đáp lại. Chỉ biết rằng đáp lại làm sao cho bên kia chỉ biết câm nín. Và đôi khi có một người muốn dùng sự hài hước để giải tỏa bầu không khí thì chỉ nhận lại những lời chua chát, thái độ khinh bỉ của người bực tức. Hài hước một chút cũng có mất gì, nó chỉ kéo mọi người đến gần nhau, giải tỏa bất đồng để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất mà thôi.

  1. Giao tiếp thành công bắt đầu từ sự lắng nghe.

Tất cả sự thành công đều bắt đầu từ sự lắng nghe và giao tiếp cũng như vậy. Một người nghe nhiều nói ít chắc chắn sẽ được người khác tôn trọng hơn là người nói nhiều nghe ít. Đơn giản là người nói ít nghe nhiều họ luôn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến, đóng góp của người khác để hoàn thành bản thân mình hơn. Không phiền hà, bực tức khi phải nghe những lời nhận xét hơi chói tai.

Trên thực tế, có rất ít người trẻ tuổi biết cách lắng nghe. Dường như rằng cái “tôi” của họ quá lớn. Họ luôn gay gắt bảo vệ ý kiến của mình, phản bác lại ý kiến của người khác khi được họ nhận xét. Thậm chí, khi cuộc sống dồn họ đến bước đường cùng và có người đến giúp họ thì lại nói rằng “Cuộc đời của tôi, tôi sống chứ không phải anh sống. Vậy nên đừng lên mặt dạy đời tôi.” – một câu nói hết sức thô lỗ và thiếu lịch sử. Thay vì nói như vậy bạn hãy tự lắng mình xuống 5“ nghe họ nói xong rồi đáp lại “cám ơn anh vì những lời khuyên hữu ích.” Cũng từ một câu nói nhưng một câu nói có thể khiến đối phương sẽ ghét bỏ mình và một câu nói thì sẽ cảm thấy được sự chân thành,

Hãy tự đặt cho mình câu hỏi vì sao ông trời lại cho ta 2 cái tai nhưng lại chỉ có 1 cái lưỡi. Chính là để ta nghe nhiều hơn là nói. “Vì một khi bạn nghe nhiều bạn sẽ hiểu đối phương hơn, có thể giúp đỡ họ, cũng như tự mang lại niềm vui cho mình

  1. Cách kết thúc một bài diễn thuyết.

Việc diễn thuyết cũng giống như vẽ một bức tranh, những lời kết thúc cũng giống như những nét vẽ cuối cùng, sẽ để lại ấn tượng mạnh.” Một câu nói đơn giản thôi nhưng cũng để chúng ta hiểu được sức mạnh của phần kết thúc một bài diễn thuyết. Đa phần hầu hết mọi người đều kết thúc theo kiểu “Phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Với cách kết thúc như vậy sẽ khiến người nghe cảm giác hụt hẫng, khó chịu. Để được một bài diễn thuyết được kết thúc một cách trọn vẹn, vừa gây được ấn tượng mà tránh làm hụt cảm xúc thì tự chúng ta phải chuẩn bị thật tốt. Ghi tóm tắt một vài ý chính, kết thúc bằng những câu danh ngôn, bằng những câu chuyện hài hước là những phương pháp tối ưu dành cho bạn. Và nếu bạn thất bại trong khi kết thúc thì cũng đừng hoang mang quá nhé…..có thất bại thì mới có thành công.

  1. Khéo léo nói không với người yêu

Nói về chuyện tình yêu nam nữ thì vô vàn câu chuyện trên trời dưới đất được nói đến và đang là vấn đề hot của toàn bộ giới trẻ hiện nay. Từ những cô cậu học sinh THCS, THPT với những tình yêu trẻ con đến những cô gái, chàng trai ở độ tuổi 27, 28 với những tình yêu trưởng thành hơn rất nhiều. Và trong tình yêu, mỗi một người sẽ có cách đối mặt với chúng và có cách ứng xử riêng. Qua quá trình tiếp xúc với một số bạn trẻ hiện nay đa số tư tưởng rằng “Yêu mà không có tiền thì hơi nhạt”. Vậy khi người yêu có những yêu cầu thì liệu đáp ứng tất cả có phải là cách giải quyết tốt nhất không. Thực ra không hẳn. Đôi khi điều kiện tài chính không cho phép thì phải làm thế nào. Lúc đó chúng ta sẽ khéo léo nói “Không” với đối phương. Nhưng nói làm sao để người yêu bạn không bị mất lòng, vừa để cả hai hiểu được nhau thì đó là cả một nghệ thuật. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng nó có thể giúp bạn khéo léo truyền đạt tư tưởng, giúp đối phương thoải mái hơn. Vì vậy, đừng ngần ngại từ chối. Chỉ là bạn hãy từ chối thế nào cho thật khéo léo hơn mà thôi.

  1. Góp ý khi người khác mắc lỗi sai

Trong cuộc sống, khó ai có thể tránh khỏi những sai lầm. Nhất là những nơi làm việc văn phòng, giao tiếp với đồng nghiệp của mình. Trong câu chuyện, Hoài là nhân vật được mọi người không mấy ưa nể vì là người ruột để ngoài da, quá khắt khe, cứng rắn. Khi thấy đồng nghiệp vi phạm những lỗi sai mà công ty đã quy định thì lập tức lớn tiếng để Giám đốc phát hiện ra và xử phạt. Thực ra nói ra khuyết điểm của người khác không có gì là xấu, thật thà, trung thực là một đức tính đẹp. Nhưng cứ thật thà trung thực quá thì đôi khi lại gây ra hậu quả không tốt. Thay vì báo cáo lại những khuyết điểm của người khác để họ sửa chửa thì chính bạn cũng có thể giúp họ bằng cách khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Thế nào….một mũi tên trúng hai đích. Vừa có lợi cho bạn, vừa lấy lòng được người khác. Quá lợi rồi đúng chứ.

Tổng hợp: Ngọc Trâm - Bila team

Ảnh: Hương Thơm - Bila team

Kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng xử trong cuộc hội thoại là những hành trang cần thiết thậm chí là bắt buộc cho mỗi con người khi bước vào xã hội. Và cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” đã đưa ra cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích về những bài học đó. Sau đây là 5 bài học mà tôi cảm thấy hay và ấn tượng nhất.

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top