Giỏ hàng

Bài học từ “Niềm vui học hành”

Cuốn sách “Niềm vui học hành” của tác giả Tessa Phipps, một cuốn sách nhỏ nhắn chứa đựng những kiến thức vô cùng hữu ích trong “công cuộc học hành”.

Học tập là cả một quá trình dài nhưng để cho quá trình ấy có một “chất lượng và năng suất” cao nhất thì chúng ta cần có chiến lược, kĩ năng, … cụ thể để triển khai và phát triển công việc học tập của bạn. Và  nếu bạn đang tìm một con đường như thế thì 5 kiến thức bổ ích mình rút ra từ sách dưới đây hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn.

1. “Não bộ vĩ đại”

“Não bộ là nhà máy năng lượng tuyệt diệu nhất. Có nó bạn có thể đi đứng, nói chuyện, kết bạn, và trên hết là tư duy! Mọi suy nghĩ, ý tưởng và ký ức đều được lưu trữ trong não bộ. Ngoài ra, não bộ còn là trung ương thần kinh của cơ thể, kiểm soát hoạt động và các giác quan khác.”

Tất cả mọi người ai cũng biết đến tầm quan trọng của não bộ bởi nó chi phối tất cả những hoạt động chung của con người từ sinh hoạt đến học tập, làm việc. Vì thế, để có thể khiến công việc học tập trở nên năng suất và hiệu quả hơn, việc đầu tiên chúng ta cần làm là chăm sóc cho mình “một não bộ thật khỏe mạnh”.

Để khiến não bộ khỏe mạnh, chúng ta cần:

1, Bổ sung chất dinh dưỡng, ăn những thực phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe mỗi ngày và nhất định KHÔNG ĐƯỢC BỎ BỮA SÁNG.

2, Uống nước thường xuyên để giữ cho não bộ được hydrat hóa. Tránh những thức uống nhiều đường, đồ ăn chiên xào bởi chúng có thể khiến cho cơ thể bạn nhanh chóng uể oải ngay sau đó.

3, Tập thể dục cho não bộ của bạn bằng cách “học tập”. Đây là phương pháp rèn luyện não bộ rất tốt bởi hoạt động trí óc sẽ kích thích lưu lượng máu làm tăng tốc độ tư duy của bạn.

Quan trọng nhất: Dù nhiều bài đến đâu, hãy hạn chế học tập, làm việc “thâu đêm”, bởi não bộ cũng cần được nghỉ ngơi. Trong khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ xử lý lại những thông tin đã học được trong ngày, vì thế khả năng nhớ của chúng mình sẽ được cải thiện đáng kể chỉ sau một đêm ngon giấc đấy.

2. “ Quản lí thời gian”

“Quản lí thời gian đòi hỏi bạn phải sử dụng thời gian và năng lượng một cách hiệu quả nhất có thể để đạt được kết quả tối ưu trong một khuôn khổ thời gian có hạn.”

Quản lí thời gian là một công việc rất khó đối với tất cả mọi người, chúng ta luôn thấy mình có hàng tá các công việc phải làm mà thời gian thì luôn eo hẹp. Vậy làm sao để cải thiện cách quản lí thời gian của chúng mình?

“Yếu tố chính để quản lí thời gian hiệu quả nằm ở việc thói quen hay sao lãng và cách thức “ưu tiên”, khắc phục “thời gian lãng phí” trong học tập.”

Ưu tiên: Chia những công việc chúng ta cần làm theo mức độ quan trọng, việc cấp bách làm trước và việc ít quan trọng để sau.

Thời gian lãng phí: Đây là sai lầm tai hại trong việc quản lí thời gian mà chắc hẳn ai cũng mắc phải. Khoảng thời gian lãng phí hay con gọi là “khoảng thời gian chết” chúng ta dành ra để làm những việc vô bổ đã làm trì hoãn nghiêm trọng công việc mình. Hoặc khi chúng ta làm việc không tập chung khiến thời gian học kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến lãng phí thời gian.

Đây chính là hai yếu tố cần thiết nhất giúp chúng ta quản lí thời gian một cách hiệu quả hơn, khoa học hơn. Việc quản lí thời gian đối với mỗi người đều rất khó, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta thực sự có thái độ muốn quản lí thời gian của chính mình.

3. “Học như thế nào?”

“Các nhà nghiên cứu giáo dục đã phân loại, có ba cách học khác nhau là: trực quan, thính giác và cảm giác vận động, thường được gọi là kỹ năng NNL( nghe- nhìn- làm). Mỗi người đều sẽ có một phương thức học “tốt nhất” ứng với riêng bản thân mình.”

Để có năng suất học tập tốt nhất chúng ta nên trang bị cho mình một “phương pháp học tập cho riêng mình.” Là phương pháp học của “riêng mình” chứ không phải của người khác là bởi mỗi người  có một cách tiếp cận thông tin, kiến thức khác nhau. Phương pháp học có thể hiệu quả với người này, nhưng với người kia thì không.

Vì vậy, chúng ta cần tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất cho bản thân bằng cách “thử” tất cả các phương pháp học bằng thị giác, thính giác, hoạt động…

Có phương pháp học hiệu quả cho riêng mình vừa giúp cho chúng ta học nhanh hơn, năng suất hơn, đặc biệt nó còn nâng sự hứng thú cho bản thân trong quá trình học tập nữa đấy.

4. Kỹ năng học

“Hãy thử đọc một đoạn văn trong bất kỳ cuốn sách nào, sau đó đóng sách lại và ghi lại những gì bạn nhớ. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy bản thân mình rất dễ quên đi những gì đã đọc, thậm chí là khi bạn chỉ vừa mới đọc nó cách đây không lâu!

Vậy, làm thế nào để có thể cải thiện khả năng ghi nhớ những gì đã đọc?”

Đọc một cách có tương tác với thông tin và nghĩ về những gì mình đang đọc chính là cách cải thiện kĩ năng ghi nhớ của chúng ta. Hãy “Đọc lướt để nắm ý chung, đọc chậm để hiểu rõ thông tin chi tiết”.

Khi đọc chúng ta không nên máy móc học “từng câu từng chữ” trong bài mà thay vào đó hãy tìm những “từ khóa” trong bài đó. Từ các từ khóa, ta xâu chuỗi các từ khóa lại với nhau thành một hệ thống có logic là bản đồ tư duy hoặc biểu đồ tiến trình. Đồng thời, ghi chú gọn gàng theo trình tự những phần quan trọng cũng giúp chúng ta tự chủ và tích cực hơn trong việc học tập.

5. “ Kiểm tra và thi cử”

“Các kỳ thi và kiểm tra thường được ví như những trò chơi hay trận đấu quan trọng trong thể thao. Cuộc sống mà không có thi cử thì cũng giống như chơi bóng đá hay tennis mà không bao giờ thi đấu. Điều đó nói lên việc bạn vẫn chơi nhưng lại không bao giờ nâng tầm mức đồ trò chơi và kiểm nghiệm xem các kỹ năng của bạn đang dừng lại ở đâu.”

Những điều chúng ta cần làm trước những ngày thi cử đó là: giữ thái độ lạc quan, lên kế hoạch, chuẩn bị  và “chiến đấu thôi”.

1, Giữ thái độ lạc quan sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng khi vào phòng thi, hãy coi nó như một thử thách mà bạn phải vượt qua, một cột mốc đánh dấu quãng thời gian học tập vất vả của bạn.

2, Lên kế hoạch chung

Hãy ghi lại những ngày, giờ, thời gian và môn thi của bạn trong những ngày thi cử. Để dễ dàng lên kế hoạch học tập trong những ngày “nước rút”.

Việc lên kế hoạch học rõ ràng và chi tiết sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn kiến thức mình đã học, từ đó giúp  ta điều chỉnh được lượng kiến thức của mình.

3, Chuẩn bị

Hãy chuẩn bị kiến thức một cách đầy đủ nhất về  quy chế thi và kiến thức môn học. Đây chính là “chiếc áo giáp” chính giúp chúng ta chiến đấu với những bài thi an toàn nhất. Càng trang bị nhiều kiến thức  “áo giáp” của chúng ta càng “xịn” và có giá trị hơn.

Cuốn sách “Niềm vui học hành” của tác giả Tessa Phipps, một cuốn sách nhỏ nhắn chứa đựng những kiến thức vô cùng hữu ích trong “công cuộc học hành”.

Học  tập là cả một quá trình dài nhưng để cho quá trình ấy có một “chất lượng và năng suất” cao nhất thì chúng ta cần có chiến lược, kĩ năng, … cụ thể để triển khai và phát triển công việc học tập cả bạn. Và  nếu bạn đang tìm một con đường như thế thì 5 kiến thức bổ ích mình rút ra từ sách đây hi vọng có thể giúp ích cho các bạn.

Tổng hợp: Phạm Hảo

Ảnh: Quỳnh Anh

Học tập là cả một quá trình dài nhưng để cho quá trình ấy có một “chất lượng và năng suất” cao nhất thì chúng ta cần có chiến lược, kĩ năng, … cụ thể để triển khai và phát triển công việc học tập của bạn. Và  nếu bạn đang tìm một con đường như thế thì 5 kiến thức bổ ích mình rút ra từ sách dưới đây hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn.

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top