Hãy Là Người Sử Dụng Nhựa Thông Minh
“ Nhựa là một loại vật liệu tuyệt vời với đủ loại công dụng xuất sắc” - đó là câu khẳng định đầu tiên của Martin Dorney về nhựa. Song chính nhựa cũng là kẻ giết người thầm lặng đáng sợ nhất hành tinh. Làm thế nào để đẩy lùi cơn lốc nhựa xâm chiếm hành tinh chúng ta?
Hãy cùng đọc "No. More. Plastic"!
1. Bạn có hiểu đúng về nhựa?
Xung quanh chúng ta, đâu đâu cũng có nhựa. Nhựa làm bình đựng nước, nhựa đựng đồ ăn nhẹ, nhựa làm túi, làm bao nhiêu vật dụng hằng ngày mà chúng ta thường xuyên sử dụng. Khi ta sử dụng, ta biết được ích lợi của chúng, vậy khi ta bỏ chúng vào thùng rác thì ta có lường hết được tác hại của nó không? Bỏ nhựa vào thùng rác không có nghĩa chúng không còn tồn tại mà ngược lại, chúng trở thành liều thuốc độc cho chính cuộc sống của chúng ta. Trải qua hàng triệu năm, nhựa mới phân hủy, và trước đó, chúng phân rã thành những hạt vi nhựa, từng ngày xâm nhập và âm thầm phá hoạt môi trường, cướp đi sinh mạng của các loài động vật, và trong đó, có thể có con người....
“ Nói ngắn gọn thì nhựa là chất độc... Nhựa thôi ra các hóa chất, ví dụ như BPA, chất bắt chước estrogen và được chúng minh có liên hệ với tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh ở nam giới cúng như ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú (ở nữ giới).”
2. Phân loại nhựa và khả năng tái chế:
Nhựa được chia làm nhiều loại, mỗi loại có công dụng và khả năng tái chế khác nhau. Cơ bản nhựa chia làm 7 loại chính, gần gũi với cuộc sống♳Polyethylene terephthalate: dễ hiểu hơn là nhựa dùng làm khay đựng thực phẩm, chai nước => có thể tái chế, trong suốt, chìm trong nước
- ♴Polyethylene ( tỉ trọng cao) : làm hộp sữa chua, túi đựng hàng, chai sữa, chai đựng dầu gội, nước giặt, hóa chất => có thể tái chế, nổi trên mặt nước
- ♵Polyvinyl chloride: vỉ nhựa, ống và vòi nước, bao bì thực phẩm trong suốt => có thể tái chế (đôi khi), và.. được coi là LOẠI NHỰA ĐỘC HẠI NHẤT.
- ♶polyethylene ( tỉ trọng thấp): túi ddwungj rác, màng bọc thực phẩm => có thể tái chế, nổi trên mặt nước.
- ♷Polypropylene: nắp chai, ống hút, hộp đựng thực phẩm => có thể tái chế, nổi trên mặt nước.
- ♸Polystyrene, Polystyrene giãn nở: dao, dĩa, thìa nhựa, vỏ băng , đĩa CD, cốc, đĩa nhựa => KHÔNG DỄ TÁI CHẾ, thôi ra một chất bị nghi gây ung thư.
- ♹Nhựa Polycarbonate và vật liệu phức hợp: các bộ phận máy tính, thiết bị điện tử => KHÔNG DỄ TÁI CHẾ, có nguy cơ chứa BPA.
“ Tái chế là thiết yếu, tất nhiên rồi, vì chúng ta có nguồn năng lực hữu hạn và chúng ta sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Sẽ không có ai sống trên một hành tinh khác trong tương lai gần cả.”
3. Giải pháp hành động
“Mỗi #giảipháp2phút là một cách đơn giản để bỏ thói quen dùng đồ nhựa. Khi cộng dồn chúng lại, bạn sẽ bắt đầu tạo ra sự khác biệt.”Giải pháp này bao gồm:
- Thay thế đồ dụng nhựa bằng những vật liệu an toàn khác: thủy tinh, tre, vải, inox,...
- Tái chế nhựa nhiều nhất nếu có thể. Thay bằng dùng một lần thì ta có thể dùng nhiều cách để giúp chúng có một cuộc đời mới, một công dụng mới, và đó là một cách không tồi.
- Tham gia thu gom, nhặt rác, phân loại nhựa theo các yêu cầu tái chế.
- Nỗ lực hành động và lan tỏa đến mọi người.
4. Tính cộng đồng
Số lượng bài viết trên instagram với hashtag #2minutebeachclean đang tăng lên từng giờ. Những hình ảnh bãi biển trước và sau khi dọn, hay thành quả nhặt rác sau 2 phút của không chỉ người lớn mà cả các em nhỏ đang là nguồn động lực, nguồn cảm hứng giúp chúng ta bỏ qua ngần ngại mà bắt tay ngay vào công việc ý nghĩa này. Sức lan tỏa sẽ mạnh mẽ hơn nữa nếu bạn chung tay cùng cộng động tham gia và chia sẻ hành động tốt đẹp này.“Mỗi tuần có khoảng 145.000 người xem tài khoản Instagram @2minutebeachclean trong khi những con số thống kê cho thấy chúng tôi thường được hơn 150.000 lượt xem cho các tweet mỗi ngày.”
“Chúng tôi ước tính lượng rác thu thập mỗi #2phútlàmsạchbãibiển nặng khoảng 2 kí, nghĩa là khối lượng rác đã được nhặt là ít nhất 130 tấn, có lẽ còn nhiều hơn.”
5. Và một điều quan trọng - cam kết bản thân.
“Có thể bạn có #giảipháp2phút của riêng mình? Hãy chia sẻ nó với thế giới để tất cả chúng tôi được truyền cảm hứng mà tạo thêm nhiều thay đổi nhỏ nữa, tất cả cộng dồn lại thành một thay đổi lớn lao.”
Hãy tạo cho chính mình một danh sách những việc ta có thể làm để góp phần nhỏ đẩy lùi nguy cơ ngập tràn rác thải nhựa trên hành tinh của chúng ta, bạn nhé!
Nội dung: Hoàng Dung
Ảnh: Chu Loan