Giỏ hàng

NHỮNG BÀI HỌC SÂU SẮC TỪ CUỐN SÁCH “CÂU CHUYỆN DANH NHÂN”

Bài học 1: Tinh thần chiến đấu tự cường:

Trong câu chuyện, tác giả Romain Rolland xây dựng thành công nhân vật Beethoven, một nhà soạn nhạc cổ điển của người Đức. Sinh ra, ông đã có một tuổi thơ bất hạnh, sống cùng với người cha nát rượu, may mắn thay, cậu còn có người mẹ hiền- kí ức đẹp đẽ duy nhất của ông. Người cha nhẫn tâm suốt ngày chỉ bắt Beethoven học đàn mà không cần biết nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của ông lớn thể nào. Âm nhạc của ông rất hay.  Những giai điệu tuyệt vời phát ra từ chiếc piano, những ngón tay của Beethoven không ngừng lướt nhanh trên các phím đàn cùng những giọt nước mắt đau đớn của đòn roi.

Và rồi, sự thành công đã đến. Năm lên 8 tuổi, ông đã thành công trong buổi hoà nhạc của mình. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng đi trên thảm đỏ, cuộc sống luôn lại khắc nghiệt với ông. Mẹ ông đột ngột qua đời, Beethoven phải gánh vác việc gia đình, chăm sóc các thành viên còn lại trong gia đình.

Nỗi đau khổ luôn là bạn đồng hành trong suốt cuộc đời Beethoven. Trong khoảng thời gian từ năm 1796 đến 1800, ông mang nỗi đau do hai tai giảm thị lực. Nỗi đau khổ này không thể nào nói bằng lời, chỉ có dùng âm nhạc để diễn tả. Năm 1798 ông sáng tác bản Piano Sonata số 3 như để nói hộ nỗi đau đớn tuyệt vọng của mình. Với tính cách kiên cường, Beethoven quyết không đầu hàng số phận. Năm 1800 ông viết bản giao hưởng số 1 mang âm điệu tươi vui để hồi lại những kí ức ấm áp trong ông.

 Có thể nói rằng, tinh thần chính là vũ khí sắc bén nhất của con người. Nó có thể quyết định đến sự tồn tại của chúng ta trong cuộc sống này. Xã hội nhiều chông gai và nguy hiểm lắm, nếu Beethoven không có tinh thần chiến đấu tự cường như vậy thì liệu cả thế giới có nhìn ông bằng ánh mắt ngưỡng mộ không. Vì vậy trong cuộc sống, hãy tập làm quen với sóng gió của cuộc đời. Vì qua mỗi lần như vậy, con người chúng ta sẽ vững vàng hơn, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh.

Bài học 2: Luôn ý thức, hiểu rõ giá trị bản thân

Beethoven luôn khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì những câu nói “chất” hơn “nước cất” của mình. Năm 1807, ông sống tại nhà của hoàng thân Karl von Lichnowsky. Một hôm có đoàn khách đến chơi, hoàng thân đã yêu cầu ông đánh một bản nhạc. Nhưng Beethoven đã làm hoàng thân bẽ mặt, hoàng thân tức giận đưa ra mệnh lệnh khiếm nhã đối với Beethoven. Ngay lúc đó, ông đã có những hành động đáp trả và một bức thư:

 

 “ Thưa hoàng thân, những gì ngài có lẽ bởi sự ngẫu nhiên, còn tôi, những gì tôi có là bởi sự nỗ lực của riêng tôi. Trên thế gian này đã có hàng ngàn hoàng thân và sẽ có tiếp tục hàng ngàn hoàng thân nữa, nhưng chỉ có duy nhất một Beethoven mà thôi”

Beethoven còn cao quý hơn cả quý tộc. Khi ông cùng Goethe thì gặp hoàng tử, hoàng hậu. Tất cả họ đều thể hiện sự chào hỏi và hoàng hậu cũng vẫy tay chào ông. Sau khi đoàn người đi khỏi, Goethe mới hỏi ông “Tại sao khi đoàn tuỳ tùng của hoàng gia đi tới, cậu không tránh đường”

Beethoven trả lời “Tại sao tôi phải tránh đường? Quý tộc trên thế giới này có hàng ngàn hàng vạn, nhưng Beethoven thì chỉ có một”

Qua hai câu chuyện trên, ta thấy ông là người luôn ý thức được tài năng và giá trị của bản thân. Chính vì vậy, khi kết bạn với giới thượng, ông không bị quyền lực và địa vì của họ làm ảnh hưởng. Hãy tin vào bản thân, hiểu rõ giá trị của bản thân mình. Vì chả ai là vô dụng cả, chỉ là bạn chưa tìm thấy giá trị của bản thân để phát triển hơn mà thôi.

Bài học 3. Không ngừng sáng tác và cảm hứng có ở tất cả mọi nơi.

Sáng tác chính là sinh mạng của Beethoven, cuộc sống của ông có thể thiếu thốn mọi thứ, nhưng không thể thiếu âm nhạc. Sắc mặt của ông thường xuyên biến đổi. Đi bất cứ nơi đâu, chỉ cần có cảm hứng, dù là ở trong một quán ăn, hay là đang đi trên đường thì chỉ cần một nốt nhạc hay giai điệu bỗng xuất hiện trong đầu, ông liền lập tức nắm bắt. Là một người rất cẩn thận, bên người ông luôn may theo bên người 5 tờ giấy để ghi chép vì sợ chúng mất đi.

Chắc hẳn ông cũng đã cho chúng ta một bài học vô cùng đắt giá. Quả thật như vậy, khi chúng ta thả hồn mình vào cuộc sống, sống một cách hoà hợp, gần gũi thì niềm đam mê sáng tác sẽ tự tìm đến. Đừng bao giờ chỉ thu hẹp mình vào như những con ốc sên, hãy suy nghĩ phóng khoáng lên, bỏ đi cái lối nghĩ của những con robot. Vì biết đâu, trong bạn có năng khiếu mà chưa được khám phá thì sao!? Chỉ cần bạn có niềm đam mê sáng tác thì cảm hứng có ở tất cả mọi nơi đợi chúng ta.

Bài học 4. Tài năng không xứng để lãng phí

Tolstoy là một nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng của thế kỉ XIX. Tuổi trẻ của ông gắn liền với hầu hết các cuộc chiến tranh. Ông vừa trải nghiệm cuộc sống, chiến đấu cam go, nguy hiểm và nhiều màu sắc tại Kavakaz, vừa háo hức tìm kiếm nơi để thể hiện sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ mà ông biết trong cuộc đời mỗi người chỉ có một. Cuối cùng ông quyết định viết tiểu thuyết. Tháng 7/1852. Toystoy gửi tiểu thuyết “Thời thơ ấu” cho báo Sovrmennik. Đến tháng 9 năm đó, ông nhận được hai bức thư trả lời. Hai bức thư này là sự cổ vũ vô cùng to lớn đối với ông. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được những lời khen mà không thấy nhuận bút. Vì đó là quy định của toà soạn. Nhưng tất cả tác phẩm sau này, nếu được chọn đăng thì đều trả công theo mức cao nhất là 30 rúp một trang.

Quả đúng như vậy, tài năng không xứng để lãng phí. Sư thầy Thích Tâm Tiến đã nói một câu rất hay rằng “Nơi giàu nhất trên Trái Đất đó là nghĩa trang. Nơi đó chôn cất những tài năng, ước mơ, năng lực tiềm ẩn chưa bao giờ  được khám phá bởi vì họ sợ. Và chúng ta có những tài năng nhưng chúng ta chưa thực sự khám phá nó. Và khi chúng ta chết đi thì tài năng, ước mơ, đam mê nào sẽ chết với chúng ta…” Đừng để những hơi thở cuối cùng của mình trút xuống mà bạn mới nhận ra tài năng của chính mình. Lúc đó thì đã quá muộn để nói hai từ “Giá như….” Đời ngắn lắm, không có thời gian để chúng ta lãng phí tất cả những gì thuộc về mình các bạn nhé.

Bài học 5. Tâm hồn lương thiện

Trong một khách sạn tốt nhất của thủ đô Bern, Tolstoy bỗng bị lay động bởi tiếng nhạc được phát ra bởi một con người nhỏ bé. Xung quanh cậu là tầng lớp tư sản ăn mặc bảnh bao và đám người tò mò xung quanh. Họ khinh thường con người đó và không cho anh ấy bất cứ đồng xu nào. Thấy vậy ông bèn mời cậu ta vào ăn nhà hàng trong ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người.

Cho hai ly rượu Martini” Tolstoy gọi

Người phục vụ liền nói “Đề nghị ngài thanh toán trước

Cái gì” Tolstoy không ngờ người phục vụ lại yêu cầu mình như vậy.

Người phục vụ lại lặp lại yêu cầu “Đề nghị ngài thanh toán trước

Lúc này, Tolstoy gắt gỏng nói lớn:

Các người cho rằng thân phận của mình cao quý hơn người khác ư? Thực ra tâm hồn còn người vô cùng xấu xa, anh ta dùng âm nhạc của mình để lay động chúng ta, các người lại đi tiếc rẻ một đồng xu. Đến loài kiến dưới đất kia các người cũng không bằng.”

 Ở đời không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ. Sống giữa một xã hội, đã làm con người với nhau thì đừng bao giờ nghĩ đến hai chữ GIÀU – NGHÈO. Cái quan trọng nhất chính là tâm hồn của mỗi người. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”  cơ mà. Có thể bạn không có một khuôn mặt ưa nhìn, nhưng chính tâm hồn mới là thứ để bạn lay động lòng người đó.

Bài học 6. Thành công đến từ sự nỗ lực

Đoán không nhầm, nếu bạn là một người am hiểu về nền mĩ thuật thế giới thì chắc hẳn sẽ không bỏ qua bức tượng David. Một bức tượng chỉ có hai từ “tuyệt vời” mới diễn tả được. Và tác giả của bức tượng nổi tiếng đó không ai khác ngoài Michelanelo. Để có được thành công, được cả thế giới biết đến thì Michelangelo đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ. Làm việc dưới cái nắng như thiêu, như đốt của mùa hè, cái lạnh như cứa vào da thịt của mùa đông. Ông làm việc khi cả thành phố Florence đã chìm vào giấc ngủ. Cả khi tiếng chuông nhà thờ mừng năm mới vang lên, mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp thì ở một góc lặng nào đó ông cùng người học trò cũng cố gắng hoàn thành bức tượng.

Có người đã từng nói “Thành công đến từ những nỗ lực tích cực của chính bạn chứ không bao giờ đến một cách ngẫu nhiên.” Quả đúng như vậy. Chỉ cần bạn nỗ lực, bạn có thể mơ đến sự thành công. Nếu bạn không giỏi một vấn đề nào đó trong cuộc sống, chỉ cần bạn nỗ lực học tập, tôi tin rằng một ngày bạn sẽ chiếm lĩnh được chúng. Nhưng nếu bạn có đam mê, nhưng không có sự nỗ lực. Tôi e rằng, THÀNH CÔNG là một điều rất đỗi xa vời.

Tổng hợp: Ngọc Trâm

Ảnh: Khánh Ngọc

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top