Giỏ hàng

Những Truyền Thuyết Về Tết Nguyên Đán Có Thể Bạn Chưa Biết

Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với những truyền thuyết, huyền thoại và chuyện cổ tích. Có nhiều truyền thống chúng ta vẫn duy trì cho đến ngày nay - thời đại công nghệ tiên tiến phát triển, và chúng ta luôn cảm thấy bình thường đối với những truyền thống này nhưng chúng thật sự rất kỳ quái nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Do đó, sẽ rất thú vị nếu những phong tục truyền thống này được giải thích. 

Giả sử như: Tại sao người Trung Quốc mở tiệc ăn mừng năm mới khác biệt với thế giới? Tại sao họ lại trang trí năm mới bằng màu đỏ và pháo hoa? Ai là người đã chọn ra "12 con giáp? "Kẹo mạch nha" có ý nghĩa gì đối với người dân Trung Quốc?

Những câu chuyện trên đã có từ hàng nghìn năm trước. Dưới đây là một bài viết sưu tập một vài huyền thoại phổ biến và thú vị về năm mới của Trung Quốc.

1. Yêu quái và đêm giao thừa

Vào thời cổ xưa, có một con Yêu quái tên là Nian, nó thường sống ở dưới đáy đại dương và sẽ ngoi lên bờ mỗi năm một lần vào đêm giao thừa để ăn thịt động vật và con người. Vào ngày này, tất cả người dân trong làng sẽ chạy trốn vào trong những ngọn núi để lẩn tránh con yêu quái. 

Vào một năm nọ, một người ăn xin đi đến ngôi làng và xin được ở lại, nhưng tất cả mọi người đều từ từ chối. Chỉ có duy nhất một người phụ nữ lớn tuổi cho người ăn xin ở lại và anh ta hứa sẽ đánh đuổi con yêu quái giúp ngôi làng. Anh ta bận rộn trang trí ngôi nhà chờ đến đêm giao thừa. 

Vào đêm giao thừa, Nian đến làm phiền ngôi làng nhưng bất ngờ dừng lại khi nó thấy những tờ giấy đỏ được dán trên các cánh cửa trong làng. Khi nó rống trong giận dữ, những cây pháo bất ngờ nổ vang lên và khiến nó run sợ. Sau đó nó nhìn thấy người ăn xin mặc trên mình bộ đồ màu đỏ đang cười nhạo nó, con yêu quái không thể làm gì ngoài việc bỏ chạy khỏi ngôi làng. 

Những người dân trong làng quay trở lại vào ngày hôm sau và vô cùng bất ngờ rằng những ngôi nhà của họ vẫn nguyên vẹn. Họ nhận ra rằng những tiếng ồn và màu đỏ chính là những điểm yếu của yêu quái. 

Đó là lý do vì sao, vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ quây quần ăn bữa tối tại chính ngôi nhà của họ sau khi đã trang trí nó bằng những vật dụng màu đỏ. Vào thời khắc bước sang năm mới, mọi người trong làng sẽ cùng nhau đốt pháo để chúc mừng năm mới qua, cũng như để xua đuổi yêu quái không làm phiền họ. Bên cạnh đó, mọi người cũng sẽ diện đồ mới và đồ màu đỏ để đón chào năm mới. 

2. Những linh hồn quỷ dữ và thơ ca

Một trong những vật trang trí năm mới màu đỏ mà người Trung Quốc rất yêu thích chính là Bài thơ câu đối "Lễ hội mùa xuân". Các gia đình thường dán cặp đối này ở 2 bên cánh cửa nhà họ. Và cặp đối này giúp gia chủ xua đuổi Nian và các quỷ dữ khác khỏi việc quấy phá nhà họ.

Đặc biệt hơn, cặp đối giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn quỷ dữ. Chúng thường lang thang ở trần thế vào ban đêm, gây rắc rối cho con người và trở lại địa ngục khi trời hửng sáng. Cặp đối dán ở cửa như 2 vị thần ngồi dưới gốc cây đào lớn, canh giữ lối vào nhà. Bất cứ con quỷ nào làm hại đến con người trong đêm sẽ bị bắt và làm mồi cho hổ. 

Để bảo vệ ngôi nhà của họ, mọi người bắt đầu khắc tên của 2 vị thần vào các tấm gỗ đào, và đặt 2 tấm gỗ bên ngoài cửa để xua đuổi ma quỷ.

3. Phước lành đến rồi!

Một vật trang trí vào năm mới tiếp theo của người Trung Quốc chính là thư pháp. Chữ thư pháp phổ biến nhất chính là chữ “phúc” (福), mang ý nghĩa của niềm vui và may mắn. Thế nhưng, bạn sẽ hiếm khi thấy chữ “phúc” này được treo theo hướng đúng của chữ. 

Có người nói rằng vào Triều đại nhà Minh, Hoàng Đế đã ban lệnh rằng mỗi gia đình trong thành phải trang trí ngôi nhà bằng cách dán chữ “phúc” (福) lên cửa chính nhà họ. Vào ngày Tết Nguyên Đán, Ông cho những người lính đi kiểm tra tất cả các nhà trong thành. Họ đã tìm thấy một ngôi nhà có chữ “phúc” (福) bị dán ngược, đây là ngôi nhà của một gia đình mù chữ. 

Sau đó, Hoàng Đế ban lệnh giết cả gia đình này vì làm trái lệnh vua. Thật may, lúc đó Hoàng Hậu đã có mặt và đưa ra một lời giải thích như sau: chữ (倒 /dao/đến) là từ đồng âm với chữ (倒 /dào/ ngược), khi mọi người nói (福倒了/ fú dào le/chữ phúc bị ngược rồi) sẽ đồng âm với chữ (福到了/fú dào le/ phúc đến nhà rồi).

Lời giải thích của Hoàng Hậu vô cùng hợp lý đã khiến Hoàng Đế đồng ý xóa bỏ tội lỗi cho gia đình mù chữ này. Kể từ đó, mọi người dân bắt đầu treo chữ "phúc" ngược, vừa để chào đón phước lành, vừa để ghi nhớ lòng tốt của Hoàng Hậu. 

4. Những chiếc há cảo và những cái tai 

Nhiều người nói rằng những chiếc há cảo có hình dáng như những thỏi vàng và bạc, Người khác lại nói chúng giống như những cái tai. 

Đó có thể là bắt nguồn từ một huyền thoại về Nữ thần Nữ Oa (Nǚwā /女娲)

Nữ thần tạo ra loài người từ bùn đất, thế nhưng Người nhận ra rằng những cái tai sẽ đông cứng và nứt ra vào mùa đông. Do đó, Người đã nghĩ ra một cách để giải quyết vấn đề này chính là khâu tai vào đúng vị trí, sau đó đưa phần cuối của sợi chỉ và miệng của con người. 

Sau này, để cảm ơn Nữ thần, con người đã nặn bột thành hình đôi tai, sau đó họ nhồi thịt và rau vào bên trong thay vì sợi chỉ. 

Do đó, lần tới nếu bạn cảm thấy tai mình lạnh đến mức muốn rớt ra, thì đừng lo vì điều đó sẽ không xảy ra và tận hưởng ngay vài chiếc há cảo ấm nóng đi nhé!

5. Nguồn gốc của Rượu "Lễ hội mùa xuân"

Có một số loại đồ uống đặc biệt dành cho ngày Tết Nguyên Đán. Một trong số đó chính là Rượu Toso (屠苏酒 / Tú sū jiǔ).

Theo truyền thuyết, đã từng có một trận dịch hạch đi qua những ngôi làng và cướp đi mạng sống của hàng ngàn người dân. Một người đàn ông đã bỏ vào túi vài nắm thảo dược, lá và ngũ cốc. Sau đó, anh ta mang cho từng người hàng xóm của mình và bảo họ ngâm chiếc túi vào trong nước. 

Mọi người đã uống thứ nước ấy vào ngày năm mới và họ nhận thấy thứ nước kỳ diệu này đã cứu họ thoát khỏi căn bệnh dịch. Sau đó, thứ nước này được đặt tên là Toso, lấy tên theo kiến trúc ngôi nhà của người đàn ông đã tạo ra thứ nước này. 

Không ai biết liệu câu chuyện này có đúng sự thật không, nhưng rượu thường được sử dụng như một loại thuốc truyền thống của người dân Trung Hoa. Và sẽ chẳng hại gì để nhấp một ngụm thức uống đậm đà này và những dịp lễ. 

6. Nguồn gốc của những chiếc túi đỏ

Theo những truyền thuyết, đã từng có một linh hồn quỷ dữ tên là Sui (祟), nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa và vỗ vào đầu những đứa trẻ đang ngủ 3 lần. Vài ngày sau đó, những đứa trẻ này sẽ bị cảm lạnh và ốm. Kể cả khi bọn trẻ hồi phục sau cơn ốm, tính cách hay ngoại hình của chúng cũng sẽ không giống như trước nữa. 

Một cặp vợ chồng đã tặng cho những đứa con của họ những đồng xu vào ban đêm. Khi chúng đi ngủ, họ đã bỏ những đồng xu vào chiếc bao lì xì đỏ và đặt chúng dưới gối ngủ của bọn trẻ. Khi Sui đến, Những đồng xu sẽ phát sáng và đánh đuổi Sui tránh xa khỏi bọn trẻ đang ngủ. Kể từ đó, cha mẹ sẽ bỏ tiền vào chiếc bao lì xì đỏ và tặng cho bọn trẻ con vào đêm giao thừa. 

7. Táo Quân và kẹo mạch nha

Táo Quân (灶君 /Zào Jūn) là vị thần phụ trách các bữa ăn và hoạt động kiếm sống của mọi người dân. Đây được coi là vị thần có tương tác với con người nhiều nhất. 

7 ngày trước khi đến đêm giao thừa, Ông Táo sẽ rời khỏi căn bếp của các gia đình và trở về trời. Ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng trên thiên đình về tình hình của từng gia đình trong năm trước như thế nào. Sau đó, Ông Táo sẽ trở lại trần gian để ban phước cho các gia đình hoặc trừng phạt họ theo lệnh của Ngọc Hoàng. 

Đó là lý do vì sao các gia đình sẽ làm những quả bầu bằng kẹo mạch nha và để nó ra ngoài vào ban đêm. Kẹo sẽ làm ngọt miệng Ông Táo nên ông ấy chỉ có thể khen ngợi những gia đình này với Ngọc Hoàng mà thôi. Kẹo mạch nha cũng có thể làm hai hàm răng của ông ấy dính vào nhau, ngăn ông ấy không nói những điều xấu với Ngọc Hoàng. Bằng cách này, cả gia đình sẽ được thưởng thức những bữa ăn đầy đủ ngon lành trong năm tiếp theo. 

8. Mười hai con giáp

Thứ tự của 12 con giáp được Ngọc Hoàng lựa chọn thông qua một cuộc đua. Rất nhiều người tự hỏi tại sao chú chuột bé xíu có thể đánh bại những con vật khác để được đứng đầu 12 con giáp. Có lẽ bởi vì chuột là một loài vật tinh ranh.

Chuột và mèo đáng lẽ phải đi cùng nhau, nhưng Mèo đã ngủ quên vì tối hôm trước chuột đã lén bỏ thứ gì đó vào cốc trà của mèo. 

Trên đường đi, chuột tình cờ gặp trâu và họ đã lập một thỏa thuận: trâu sẽ cho chuột ngồi lên lưng mình để quá giang lên đến cổng trời, trong khi đó chuột sẽ hát cho trâu nghe để khích lệ trâu nhanh chóng về đích. Nhưng ngay khi họ băng qua cánh cổng, chuột đã nhảy xuống và hạ cánh ngay trước mặt trâu, và nghiễm nhiên nhận vị trí con giáp đầu tiên trong khi trâu đứng ở vị trí thứ 2.

Hổ và mèo cũng đến ngay sau đó và đứng vị trí thứ 3, 4. Rồng đã có thể đến sớm hơn, nhưng anh ấy đã đi đường vòng để cứu một ngôi làng khỏi trận lụt, do đó đã đến sau và trở thành con giáp thứ 5. Cùng lúc đó, rắn cũng đến nơi nhưng vì anh ấy quá nhỏ nên bị che lấp bởi rồng và phải xếp vị trí thứ 6. Ngựa và dê cùng nhau xuất phát, nhưng ngựa nhanh hơn một chút đã đến trước ở vị trí thứ 7 và dê ở vị trí thứ 8. 

Khỉ, gà trống và chó đến cùng nhau sau khi giúp đỡ một vị thần ở một đất nước khác, và lần lượt nằm ở vị trí thứ 9.10,11. Con giáp cuối cùng thuộc về chú heo, chú ấy không thể đến sớm hơn vì phải xây dựng lại ngôi nhà vừa bị sói phá hủy của mình trước khi tham gia cuộc đua. 

9. Truyền thống đồ lót màu đỏ

Năm con vật theo con giáp của bạn được gọi là năm tuổi của bạn. Vì vậy, trong suốt năm đó, bạn sẽ dễ bị ma quỷ chú ý và việc mặc đồ lót màu đỏ chính là để bảo vệ bản thân bạn.

Người ta tin rằng trước khi đến 100 ngày tuổi, linh hồn của trẻ sơ sinh có thể bị lấy cắp bất cứ lúc nào. Vì vậy, các cha mẹ sẽ tặng cho bé một sợi dây chuyền mề đay. 

Trong triều đại nhà Liêu, năm tuổi của một người nào đó còn được gọi là năm tái sinh. Mọi người sẽ kỷ niệm sự tái sinh của họ bằng một buổi lễ do một nữ tu sĩ (hoặc phù thủy) tiến hành.
Để nắm chắc vận may và tâm hồn của mình, hãy chắc rằng bạn mặc đồ lót màu đỏ! (Và có nhiều đôi, vì bạn phải mặc chúng hằng ngày.)

Lễ hội thiên nga và đèn lồng

Lễ hội đèn lồng thường diễn ra 15 ngày sau Lễ hội mùa xuân. Lễ hội đánh dấu sự kết thúc lễ kỷ niệm năm mới ở Trung Quốc. Như bạn có thể đoán, mọi người đều thắp đèn lồng cho lễ hội này. Đó là một đêm đẹp, nhưng tại sao lại có đèn lồng?

Câu chuyện kể rằng, có một con thiên nga ở trên trời đã bị giết bởi một tên thợ săn trong một lần thiên nga xuống chơi ở thế giới loài người. Để trả thù cho cái chết của con thiên nga, Ngọc Hoàng đã lên kế hoạch ra lệnh cho hiệp sĩ của ngài xuống và thiêu rụi Trái đất. 

Các vị thần nhỏ hơn đã vô cùng hoảng sợ với kế hoạch của Ngọc Hoàng và bí mật cảnh cáo cho loài người. Vào đêm đó, người dân đốt pháo và mỗi nhà đều treo đèn lồng. Từ trên trời nhìn xuống, Trái Đất như đang chìm trong biển lửa vậy. Chính kế hoạch này của con người đã đánh lừa được Ngọc Hoàng và cứu nhân loại khỏi cơn thịnh nộ của Ngài. 

Mười truyền thuyết trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn có rất nhiều truyền thống thú vị hơn về Tết Nguyên Đán. Nếu các bạn có hứng thú thì hãy tự tìm hiểu sâu hơn về lễ kỷ niệm lâu đời này nhé!

Nguồn:https://chinesenewyear.net/myths/

Dịch: Hồng Ngọc - Bila team
Ảnh: Bích Phương

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top