Giỏ hàng

Xây Dựng Mối Quan Hệ Như Thế Nào Là Hiệu Quả Và Thành Công

Khi bước vào môi trường mới, việc tạo dựng cho mình một mối quan hệ mới, tập thích nghi với cuộc sống mới là rất cần thiết, đặc biệt là người chuẩn bị bước chân từ môi trường học tập sang môi trường lao động. Vậy có bí quyết nào để giúp đỡ bạn không? Đương nhiên câu trả lời là “có”. Hãy để “Sức mạnh của ngôn từ”- Dan Gabor giúp bạn. 

Nếu bạn muốn bản thân nhanh chóng bắt nhịp với dòng chảy mới, hãy chủ động! Trò chuyện là một phương thức cơ bản và phổ biến nhất khi muốn xây dựng một mối quan hệ nào đó. Nếu bạn là một người khá hướng nội, vậy có thể có mối quan hệ nào không? Đừng lo, năm bước dưới đây đang chờ bạn khám phá

Bước 1: Tiến về đối phương và chào hỏi

Đừng tự nhốt mình vào chiếc lồng của riêng mình bởi sự sợ sệt thế giới bên ngoài. Mối quan hệ bắt đầu khi cả hai bắt đầu giao tiếp. Bạn nên tiến tới đối tượng bạn muốn làm quen và nói “xin chào” với một nụ cười tươi tắn. Mọi mối quan hệ sẽ bắt đầu đơn giản như vậy đó!

Bạn có thể quan sát cử chỉ của người đối diện để đoán xem tính cách của họ. Ví dụ, người cởi mở thường xuyên mỉm cười, tay chân thoải mái,... Người khép kín thường xuyên cau mày, giữ khoảng cách với mọi người,...

Bước 2: Tiếp tục cuộc hội thoại bằng những câu hỏi đóng để tìm điểm chung

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi đối phương như bạn thích đề tài nào. Hoặc bạn cũng có thể quan sát xung quanh họ có đồ vật cụ thể nào để dựa vào đó khơi gợi câu chuyện. Đối với một người đang nhâm nhi ly vang, bạn có thể hỏi loại rượu họ đang dùng hoặc họ ưa thích dùng loại rượu nào. Đối với người đang thử thức ăn, bạn có thể biểu lộ sự quan tâm qua việc hỏi món họ ưa thích,...

Bước 3: Đã đến thời điểm dành cho bản thân bạn

Bạn có thể thể hiện quan điểm của mình về vấn đề bạn ưa thích với người đối diện. Nếu không, cuộc hội thoại có thể trở thành hội thoại “chết ngạt” vì họ không biết nên hỏi gì về bạn. Chẳng hạn, bạn có thể khơi gợi việc bạn đam mê sách như “Hôm qua, mình vừa tậu được một đầu sách về tản văn hay lắm…”.

Bước 4: Chia sẻ quan điểm về mối quan tâm chung

Sau hai bước ở trên, có thể bạn và người ấy đã tìm được điểm chung và đây là lúc để hai người nêu quan điểm của riêng mình. 

Dựa vào những điểm chung để tán gẫu giúp cho cuộc hội thoại thêm phong phú và lôi cuốn hơn đó!

Bước 5: Thay đổi đề tài

Bạn nên chuyển chủ đề nói liên tục để cuộc hội thoại không trở nên nhàm chán. Bạn có thể sử dụng một số câu như “Vừa nãy, tôi có nghe bạn nhắc đến…” hoặc là “Chúng ta cùng nói về chủ đề khác nhé!” để thông báo cho người đối diện rằng cuộc hội thoại đã đi đến phần khác. 

Ngoài ra, trong lúc giao tiếp, bạn nên chú ý đến một số câu hỏi tế nhị về tiền bạc, mối quan hệ riêng tư, gia đình,... để tránh cuộc hội thoại câm lặng ngay lập tức và khó xử cho hai bên.

“Sức mạnh ngôn từ” của Dan Gabor đem lại cho người đọc rất nhiều “tips” bổ ích và tinh tế. Tôi tin rằng đây là một trong những đầu sách kĩ năng nên đặt trên giá sách nhà bạn...

Nội dung: Hoàng Vy
Ảnh: Tiên Nguyễn


Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top