Giỏ hàng

Làm Một Người Hiểu Chuyện, Có Mệt Không?

1. Người khác từ chối thì cảm thấy bình thường nhẹ nhàng thôi, nhưng khi tôi từ chối người khác lại cảm thấy bản thân phạm phải tội ác tày trời.

2. Làm một người quá hiểu chuyện chẳng vui vẻ gì.

3. Khi có vấn đề phát sinh, luôn luôn tìm nguyên do từ chính bản thân mình.

4. Anh là người nói chia tay trước, vậy mà em lại suy nghĩ liệu anh có đang buồn hay không?

5. Người có IQ cao sẽ làm vui bản thân mình, mà người có EQ cao sẽ lại mang niềm vui đến cho người khác. Hiểu chuyện cũng là một loại EQ cao đó.

6. “Đều được cả”, “Ok hết nha”, “Không sao đâu”, “Xin lỗi nhé”, “Ừm ừm, được rồi.”

7. Trên thực tế nếu bạn cứ suy nghĩ cho người khác thì người chịu tủi thân sẽ là bạn. Thật ngưỡng mộ những đứa trẻ “không hiểu chuyện”, bởi vì trong lòng họ không phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, bản thân thích làm gì thì làm đó, không phải động một chút là lại lo lắng sợ hãi.

8. Ai cũng nghĩ cái gì tôi cũng có thể làm được, nhưng có ai nghĩ đến tôi vốn dĩ chỉ là một cô gái thôi không.

9. Có lẽ là như vậy. Ngay cả khi buồn mình cũng không dám tâm sự với ai, cảm thấy làm vậy là làm phiền người khác. Ngay cả khi khóc cũng không dám để ba mẹ biết, sợ họ sẽ đau lòng hơn cả mình nữa

10. Trong lòng có nhiều câu rất muốn nói, có nhiều điều rất muốn thổ lộ, nhưng cuối cùng lại trở thành câu: không có gì cả...

Con người mà, càng hiểu chuyện càng không ai thương, càng hiểu chuyện người khác càng không để ý đến bạn. Bởi họ biết dù có chẳng may không để ý đến bạn, bạn cũng sẽ không tức giận, càng không có chuyện vô lý mà gây sự. Dù cho có khó khăn đến đâu, bạn cũng đều có thể chịu đựng, gánh vác được.

Nhưng cũng chính vì lẽ đó, mà có một số người vì đã quen với sự nhân nhượng của bạn mà thành ra càng ngày càng ỷ lại vào nhờ vả bạn. Vì vậy, làm người không nên quá tốt. Quá tốt sẽ chỉ chiều hư những người xung quanh bạn mà thôi!

Nguồn: Sưu tầm

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top