Giỏ hàng

[Chuyện Của Sách] Kí Ức Buồn Của Tuổi Thơ

BÀI DỰ THI 106:

Họ tên: An Phạm

Chuyện của sách “Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng

----------

Chao xìn ( xin chào) các bạn nha ! Mình tên là Thơ Ấu hay đầy đủ là Những Ngày Thơ Ấu ,mình là một trong vô số người con của cha Nguyên Hồng. Mình được cha viết lên nhằm nói lên một tuổi thơ không mấy vui vẻ của cha. Nghe có vẻ buồn nhỉ. Nhưng khi các bạn đọc mình rồi các bạn sẽ cảm nhận được rằng mình không phải là một cuốn truyện buồn đâu nhoa. Tuổi thơ của cha mình tui không được vui vẻ nhưng dù sao cha cũng đã có được một vài khoảnh khắc vui vẻ trong thời thơ ấu. Các bạn hãy cùng mình khám phá xem cha mình đã kể những gì bên trong mình nhé ! Let’s go ! ^^

Đầu tiên,khi các bạn mở mình ra điều đầu tiên các bạn sẽ thấy đó là một vài nét tiểu sử về người cha kính yêu của mình. Hihi cha mình tài năng lắm nhaaaaa cha mình tham gia phong trào mặt trận dân chủ ở Hải Phòng nè,trong thời gian đó cha mình đã viết ra một số anh chị của mình ví dụ như : Chị Bỉ Vỏ nha,hay là các anh chị được cha đăng trên Tiểu thuyết thứ 7,... Còn nhiều lắm nha ( mình hổng có kể hết được). 

Sau khi các bạn đọc xong đôi nét về cha của mình thì ở trang tiếp theo các bạn sẽ bắt đầu vào Chương I với tên gọi là “ Tiếng kèn”. Ở chương này, từ những dòng viết đầu tiên các bạn sẽ được biết về gia thế của cha mình . Cha mình có một gia thế khá có tiếng trong làng đó nha. Đầu tiên hãy xem coi thầy mẹ của cha mình là ai nha. Thầy của cha mình là một cai ngục (nghe có vẻ khá hung tợn nhỉ),còn mẹ của cha mình là là con của một nhà buôn bán rau đậu,trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định,Hải Phòng. Thầy của cha mình có số tuổi gấp đôi mẹ của cha mình luôn á nhưng không biết họ có lấy nhau vì tình yêu không ta ? Hãy nghe mình kể tiếp nha .Hồi đó, hai bên gia đình của thầy mẹ của cha mình bên thì chờ mong có cháu còn một bên thì  giữ con gái đẹp đến thù ở trong nhà và muốn con gái có chỗ nương tựa chắc chắn. Và khi người cha của mình được sinh ra thì đã có bao nhiêu người có “máu mặt” trong làng đến dự,nào tặng quà,vàng bạc,hay là lụa là,... Haizzz,nghe có vẻ hay đấy nhưng khi nhắc đến ngày sinh nhật hồi đó thì bà của cha mình với chất giọng hổn hển đôi lúc ngắt quãng với tiếng ho khan thì cha mình cảm thấy xúc động lắm ! Xúc động không phải vì sự vui vẻ hay hạnh phúc mà là vì nhớ tiếc,vì đau xót. Nghe cha mình kể trong chuyện thì thầy mẹ của cha không phải lấy nhau vì tình yêu mà là vì sự cay đắng,cha mình hiểu chuyện này từ khi lên bảy lên tám cơ. Tội cha ! Như cha mình đã nói đó là độ tuổi ngây thơ, trong sáng và khi ghi giữ hình ảnh gì thì sẽ ghi nhớ mãi mãi không bao giờ quên. Theo như cha kể vào những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà khiến cho lòng thêm tái tê và đầy thương nhớ,là những buổi chiều làm tái tê lòng bà ngoại nhất ! Tuy bà có cha trong lòng đang cười vui với mấy con búp bê,tuy trước mặt bà là một mâm cơm thức ăn tỏa mùi thơm ngon lành,hay tuy bà vẫn vui vẻ tươi cười lễ phép với cụ và ông. Cha tôi có một người em gái là Quế,theo như cha tôi kể Quế không phải con của ông mà là con của cai mục H. Cha tôi đã có rất nhiều lần thắc mắc về chuyện này nhưng câu trả lời vẫn là sự im lặng. Chỉ có bà nội của cha mới nói rằng Quế không phải con của cậu ( thầy của cha tôi). Chắc các bạn đang thắc mắc cai mục H là ai đúng không ? Để tôi nói cho các bạn nghe nha, cai mục H là người mà buổi chiều nào dù nắng hay mưa,dù đông hay hè cũng đều dẫn lính đi qua nhà của cha và cứ mỗi buổi chiều như thế mẹ của cha tôi lúc nào cũng ra ngắm. Có lần bà nội của cha tôi nói “ con bé em thằng này là con của hắn ta đấy”. Ôi câu nói như xát muối vào trái tim mỏng manh của mẹ của cha tôi vậy. Rồi có một buổi chiều mẹ không dẫn cha tôi ra sân nữa và kể từ buổi chiều đó không hôm nào mẹ dẫn cha tôi ra nữa. Từ đó chủ có cha tôi lon ton chạy ra. Có lẽ các bạn không hiểu lý do vì sao mà mẹ của cha tôi lại không ra đứng nữa đúng không ? Vì người cai ngục kia đã chuyển đi nơi khác. Và từ đó không ai bàn ra tán vào chuyện em Quế là con của ai nữa. Mà chỉ nói rằng em Quế là con của thầy của cha tôi. Nhưng từ sau đó thầy và mẹ của cha tôi hai thân sau đó đều không một ai hỏi thăm hay nhìn thẳng vào mặt nhau. Nụ cười của hai thân lúc nào cũng có nét đượm buồn,hờn tủi,chua chát. Nhưng hai người luôn theo dõi nhau bằng sự đau đớn âm thầm,lặng lẽ. Đó là Chương I vậy Chương II sẽ nói về việc gì ? Theo chân tôi nào !

Ở Chương II cha tôi đã đặt tên là “Chúa thương xót chúng con” như ở Chương I cha tôi đã nói cha ở trong một gia đình có gia tài đồ sộ,gia thế khá có tiếng nhưng khi sang Chương II từ những từ câu từ đầu tiên, các bạn có thể thấy rằng căn nhà hai tầng của bà nội của cha tôi đã bị bán với giá : một nghìn chín trăm đồng. Với thời đó một nghìn chín trăm đồng là một con số rất lớn. Mặc dù căn nhà đó của bà nội của cha tôi là nhà đất vừa hẹp, đằng sau không có cầu rửa và bể nước ở ngay trong nhà,.... Ở chương này cha tôi đã nói về những năm tháng khổ sở của gia đình về sự chết dần chết mòn của anh chị em của thầy của cha đến việc mẹ của thầy đã khổ sở như thế nào. Đó có thể là những năm tháng khổ sở của cuộc đời thầy của cha tôi. 

Nào hãy cùng tôi khám phá Chương III nhé ! Chương III mang tên “Truỵ lạc” chương này, đoạn thơ đầu tiên cha tôi đã nhắc đến việc trừ chiếc tủ chè bằng gỗ ra thì nhà cha không còn một đồ đạc gì đáng tiền nữa. Thật tội nghiệp ! Trong đó, cha có nói có một thứ rất quý giá của nhà cha đã bị cướp đi đó là : chiếc đồng hồ quả lắc. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hồi đó nhà nào có chiếc đồng hồ đó thì coi như nhà đó là một nhà có điều kiện. Cha không rõ ràng trước bao nhiêu năm cha được sinh ra đã có nó, nhưng theo như cha miêu tả thì nó đã quá cũ rồi màu và chữ cũng đã dần bay đi. Nhiều lần người anh họ của cha đã đem đi sửa nhưng chỉ được vài ngày,nó dần dần chậm lại,sau đó nó vẫn bị liệt mặc dù các chốt , các đang ốc và bánh xe vẫn nhẫy dầu. Từ những đoạn tiếp theo là câu chuyện xuyên suốt về chiếc đồng hồ từ chuyện nó đã có nhiều lần bị rao bán nhưng vì ánh mắt của bà nó lại được giữ lại cho đến những kỉ niệm về chiếc đồng hồ quý báu,... Những dòng tiếp theo cha đã nói về việc buôn bán của mẹ cha tôi đã ngày một kém mãi. Tiếp đến là sự nghiện ngập của thầy cha tôi và sự cay nghiệt về lời nói của bà của cha tôi. Sự nghiện ngập của thầy của cha tôi ngày càng lên cao hơn khi cha tôi bắt đầu kiếm được tiền từ những vụ đánh đáo với đám trẻ trong làng, thầy không biết thì thôi đằng này khi thầy biết thầy lại lấy đi của cha tôi hết thứ tiền mà cha tôi đã mất công kiếm được. Thật tội cha ! Nhưng rồi đến một ngày thầy không lấy tiền của cha nữa và kể từ đó thầy không bao giờ lấy nữa. Vì thầy đã mất ngay sau ngày đó. Đó là Chương III vậy Chương IV sẽ như thế nào ? Cùng tôi khám phá nha !

Chương IV “Trong lòng mẹ”,Chương V “ Đêm Nô-en” ở 2 Chương này tôi cảm thấy thương người cha của tôi vì thầy vừa mất mẹ lại ở xa ( Thanh Hoá), sự nhớ mẹ và sự đơn đọc xen lẫn với nhau. Khi có người hỏi cha tôi có muốn vào thăm mẹ không, thầy tôi ngẫm nghĩ và nói “ Không ! Cháu không muốn vào. Thể nào cuối năm mợ cháu cũng về”. Nỗi niềm nhớ mẹ của cha tôi đã được bộc lộ rõ ở 2 chương này. Thật tội cho cha :(((

Ở Chương VI đến chương IX là những lời văn thắm đượm sự tủi hờn,cô đơn ở những khoảnh khắc tuổi thơ. Ai cũng sẽ có một tuổi thơ vui vẻ nhưng cha tôi lại không có nó,buồn ghê. Nhưng không sao dù như thế nào cha tôi vẫn luôn là người mà tôi và các anh chị quý mến,yêu quý nhất vì có cha mới có chúng tôi.

Có lẽ các bạn nghĩ tôi kể chuyện không hay, không giàu cảm xúc, bài văn bị nhạt lập chữ nhiều,... Các bạn nghĩ đúng rồi đó, văn của tôi là như vậy nhưng tôi mong rằng mọi người có thể tìm và đọc những anh chị của tôi có được không ( cả tôi nữa nhé). Vì điều đó có ích, và giúp cho các bạn không còn dán mắt vào những đồ vật điện tử nữa. Cảm ơn, mọi người đã đọc đến đây. Cảm ơn rất nhiều !

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top