Giỏ hàng

[CUỘC THI VIẾT ONLINE] Tam Quốc Diễn Nghĩa

[BÀI DỰ THI 005]
Họ tên: Khét
Cuốn sách cùng bạn trưởng thành: Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung.

--------------------------

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA VÀ NHỮNG BÀI HỌC THEO BƯỚC CHÂN TÔI

Tôi đam mê với sách là niềm vui bất tận của tôi trong những ngày Sài Gòn mưa nhiều như thể không còn hạt nắng.

Những tưởng các tiểu thuyết, thơ tình yêu sẽ trang trí được hồn mình sau những bươn trải của cuộc đời. Tuy nhiên, hơn 1000 đầu sách tôi đọc qua, vẫn nhớ như in các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Yêu, thương, hờn giận với cái tốt lẫn cái xấu trong truyện ấy, nhưng nó đã dạy tôi sống tốt hơn, hoàn thiện bản thân mình hơn qua cách ứng xử của các nhân vật.

Tín à, nếu ngày trước mà hiểu ý nghĩa của một vài mẫu chuyện trong Tam Quốc thì có lẽ mình đã không đến nỗi thế này.

Tôi xuất thân là chuyên Văn, từng dạy Văn Trung học Phổ thông, giờ là nhà thơ trẻ. Nhớ cái thời còn nông nổi, tôi nóng nảy như Trương Phi và cương trực như Quan Vũ, cũng chính vì thế mà tôi bỏ nghề giáo vì cái tôi lớn quá, suốt đời chưa biết quỳ lị ai, tôi nghênh ngang đến lớp, hăng say giảng bài và đôi lúc, tự mãn chẳng xem ai ra gì. Ước chi học được chút khiêm tốn của Lưu Bị ấy thì tốt biết mấy nhỉ Tín? Lưu Bị bình lặng như nước, là con rồng ẩn mình thật sự. Hắn không gặt là lấy nhân nghĩa để thay cường bạo. Hắn gian manh, nhưng gian manh thầm lặng, hắn muốn đoạt Xuyên Thục nhưng không có cớ, đành để Phượng Sồ Bàng Thống chết trận vì hắn, để có cớ xua quân lấy Xuyên Thục mà dựng cơ đồ. Ganh đấy, nhưng thuộc hạ hắn bằng lòng chết vì hắn thì cũng thành công vậy.

Nhớ cái lúc Tào Tháo uống rượu luận anh hùng với họ Lưu, hắn bị phát hiện nuôi mộng lớn, nhưng lại giả đò đánh rơi đôi đũa để qua mắt họ Tào. Cũng được vậy, đôi lúc mình vụng về chút thì đã sao, thì đối phương khinh thường mà không đề phòng mình, cũng tốt chứ Tín nhỉ? Sao khi xưa cứ lúc nào cũng khinh bạc, ngông nghênh đến thế? Tài ba trong môi trường không tài ba thì chỉ có thể bị loại trừ.

Tào Tháo thì dạy cho tôi bài học khác. Bài học xương máu hơn. Gian hùng thật sự, đơn giản, hắn không che đậy, không giả nhân nghĩa, nhưng để làm được điều đó, phải đủ mạnh. Như bây giờ, phải đủ điều kiện và năng lực thật sự.
Hắn nói: “Ta gian hùng à? Gian hùng thì đã sao? Ta gian hùng vì trong lịch sử không có thánh nhân nào bình định được thiên hạ.” Ngẫm lại cũng đúng, xem qua tự cổ chí kim, tự đông sang tây, thật sự, chưa có bậc thánh nhân nào bình định được thiên hạ! Tần Thủy Hoàng trị bình trung nguyên, rất ác. Cả cha đẻ của mình cũng hành xử. Khổng tử và các học trò đạo Khổng – Mạnh đều không ai lấy được thiên hạ, xét về góc độ nào đó, Nho giáo chỉ là con cờ để phục vụ mục đích chính trị cho các thời đại Á Đông. Hittle làm cả thế giới phải chao đảo. Mông cổ với vó ngựa của mình san bằng nửa hành tinh. Mỹ mạnh được như bây giờ do trục lợi từ các cuộc chiến tranh,… Đấy Tín thấy không, không phải riêng ngày xưa, mà nay cũng vậy, người cương trực và lòng tốt hoàn toàn, không mang bình yên cho nhân loại! Ngày xưa mà hiểu được như thế này thì đâu phải bỏ nghề vì cương trực quá.

Tào Tháo còn dạy tôi một bài học về lãnh đạo. tầm nhìn của lãnh đạo đúng nghĩa: “Là tướng thì phải chịu thất bại, có thất bại mới biết tại sao mình thất bại, mới rút được kinh nghiệm của bản thân cũng như của kẻ thù,… Thắng mà không kêu, bại mà không nản mới là tướng giỏi”. Đúng vậy, thất bại là mẹ của thành công, tuổi trẻ của tôi không chấp nhận thất bại, tôi đã từng tuyệt vọng với những lần thua cuộc, nhưng giờ lại khác. Chấp nhận kinh doanh, chấp nhận làm, chấp nhận thành công thì tại sao ta không chấp nhận được thất bại? Và từ đó tôi cũng biết, bất kể thứ gì hoàn hảo quá cũng chưa hẳn là tốt. Công việc của tôi, nếu không có thất bại sẽ mãi mãi không có thành công đỉnh cao!

Khổng Minh thì sao, Khổng Minh dạy tôi biết sống hết mình. Biết phục vụ hết mình cho mục tiêu. Khi ông rời Ngoạ Long sơn phò Lưu Bị, vốn đã biết: “Trời phò Tào không phò Hán”. Nhưng ông vẫn theo, vẫn phấn đấu đến cuối đời vì lý tưởng của mình. Nguyên tắc sống và làm việc là thế mới mong phát triển, đã sống thì phải sống có lý tưởng, đã làm việc phải phấn đấu hết mình vì việc đó. Và bài học này vẫn theo tôi đến suốt đời!

Chu Du đúng như câu nơi dân gian “Giận qua mất khôn”. Và một vài quyển sách hiện đại cũng nói gần như thế, khi nóng giận đừng nên làm gì cả! Chu Du là bài học đắt giá cho sự nóng giận. Kiên nhẫn, kiên nhẫn như Tư Mã Ý ắt sẽ thành công!

Và còn rất nhiều, rất nhiều bài học khác cho bản thân mình hiện nay. Giờ thì ít ra tôi cũng bình tĩnh hơn thời tuổi trẻ nông nênh, sẽ những bài học trong Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ theo tôi cả đời. Sài Gòn chiều nay vẫn mưa, qua trang sách thấy mình yêu bản thân hiện tại hơn, như trong mưa chiều nay, tôi muộn màng yêu giọt nắng dưới hiên nhà.

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top