Giỏ hàng

Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng - Đại Học Không Lạc Hướng

BÀI DỰ THI 80:
Họ tên: Bảo Ngọc
Cuốn sách: Đại học không lạc hướng - Lý Thượng Long
---
Gửi em gái của chị,

Bức thư và món quà mà em sẽ nhận được, đang được chị chuẩn bị ngay lúc này. Nhưng khi nó đến tay em thì cũng khoảng 2 năm sau đó rồi.

Em có thắc mắc vì sao lần này chị lại gửi cho em một bức thư, một món quà cách xa đến như vậy không? Bởi đó chính là thời điểm phù hợp nhất để e nhận được món quà này.

Món quà mà chị đặt vào chiếc hộp thời gian để gửi đến cho em chính là cuốn sách: “Đại học không lạc hướng”. Cuốn sách này đã giúp chị rất nhiều trong thời gian chị còn ngồi trên giảng đường đại học. Và chị tin rằng, nó cũng sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến cho em.

Em còn nhớ có lần em hỏi chị rằng: “Chị ơi, bằng cấp liệu có thật sự quan trọng không chị nhỉ?” Lúc đó chị chỉ cười và chưa cho được câu trả lời thích đáng. Nhưng sau khi đọc xong cuốn “Đại học không lạc hướng” chị đã có câu trả lời cho mình, qua những dẫn chứng vô cùng cụ thể:

“Đại đa số các trang mạng tuyển dụng đều viết: Yêu cầu bằng đại học. Tôi từng hỏi một người bạn làm nhân sự: “Nếu một người có năng lực tốt nhưng lại không có bằng đại học thì các anh có tuyển cậu ta không?”

Anh ta hỏi ngược lại: “Vậy cậu ta dựa vào cái gì để chứng minh năng lực của mình tốt?”

Tôi nói: “Có rất nhiều cách chứng minh năng lực, ví dụ anh quan sát cậu ta trong thời gian dài thử việc.”

Lời anh bạn nói khiến tôi có ấn tượng sâu sắc: “Vậy trong thời đại này, anh có bao nhiêu thời gian để tìm hiểu từ đầu một người đây?”
Đúng là như vậy, nếu bạn là ông chủ, bạn muốn tuyển người lái xe không có bằng lái nhưng lại nói mình lái rất giỏi, hay tuyển người có bằng lái đóng dấu đỏ chứng thực đây?

Tôi nghĩ đó chính là công dụng của bằng cấp: Nó là điều kiện cơ bản….

Đương nhiên bạn cũng có thể tham gia các kì thi, lấy những chứng chỉ ấy chứng minh năng lực của mình, tham gia chương trình thực tập, tận dụng sự giới thiệu giữa những người cùng ngành, từ đó phá vỡ sự ràng buộc của bằng cấp đối với mình.

Tóm lại, bạn phải vượt trội hơn cả bằng cấp để thay thế bằng cấp, biến thứ đó thành điều kiện cơ bản, chỉ có như vậy, thì lúc đó bằng cấp mới không còn quan trọng nữa.

Đáng tiếc là đại đa số mọi người đề không có kỹ năng tốt như thế, không có năng lực tỏa sáng như thế, vậy nên bằng cấp chính là điều kiện cơ bản vô cùng quan trọng.”

Câu trả lời trên có làm em hài lòng không. Bên cạnh đó, ngay từ những trang sách đầu tiên đã khiến chị phải suy nghĩ và tự đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bản thân như: “Tôi đã thực sự nỗ lực hết mình chưa? Hay là đang cố gắng tạo ra vỏ bọc mang tên “nỗ lực” để biện minh cho những thất bại”. Khi đọc cuốn này, hẳn là em cũng sẽ tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi. Và sau khi suy ngẫm và trả lời được những câu hỏi đó rồi thì chị tin em sẽ không còn quá lạc hướng trên giảng đường đại học nữa.

Cuốn sách này giúp chị nhận ra rất nhiều điều như: “Thế giới căn bản không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực của bạn”. “Nỗ lực không chắc sẽ thành công, nhưng không nỗ lực bạn sẽ hối hận. Hãy lặng lẽ nỗ lực, cố gắng hết sức mình, đừng phóng đại nỗi khổ của bản thân, không có nỗi khổ đau nào là vô ích, không có con đường nào bạn đi mà không có thu hoạch gì. Những nỗi khổ này sẽ được mọi người nhìn thấy, sẽ khiến người ta cảm động vào cái ngày bạn tỏa sáng”.

Chị đã phần nào thấy được bản thân mình trong cuốn sách. Và tin tin rằng em cũng vậy, cũng sẽ định hướng được tương lai sắp tới của mình.

Người gửi:
Chị gái của em

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top