Giỏ hàng

Bí Mật của Thành Công là Thất Bại

Bí Mật của Thành Công là Thất Bại

Bạn nộp đơn, và cảm thấy vui vì vài ngày sau bạn đã nhận được thư mời đến phỏng vấn.

Buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, bạn bắt đầu có một chút niềm tin rằng bạn sẽ sớm nhận được lời mời đến làm thôi...

Nhưng điều đó lại không xảy ra.

Thay vào đó, bạn nhận được một lá thư cảm ơn và họ quyết định rằng sẽ chọn một ứng viên khác.

Vào lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy rất buồn, giận dữ và cảm thấy như một kẻ thua cuộc. Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường trước những tin buồn. Nhưng việc bạn để điều đó ngăn cản mình đạt đến mục tiêu là không khôn ngoan một chút nào. Những người thành công thường không để thất bại giết chết giấc mơ của họ.

Tất nhiên, có thể họ ban đầu sẽ cảm thấy mất sức sống. Nhưng, rất nhanh sau đó, họ sẽ vực dậy lại tinh thần và tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch để thành công mà họ đã vạch ra.

Còn bạn thì sao? Bạn gần đây có cảm thấy mặc cảm hay tội lỗi rằng mình đã thất bại không?

Nếu bạn có cảm thấy như vậy thì cũng đừng lo lắng, hầu hết chúng ta đều được dạy từ nhỏ rằng thất bại là một điều gì đó rất tệ. Nhưng những gì tôi sắp cho bạn thấy thì hoàn toàn ngược lại- thất bại thật ra lại là một phần rất quan trọng của thành công.

Đừng bị cuốn theo bởi sự hoàn hảo

Điều đầu tiên tôi muốn bạn  nghĩ đến là:

Tránh né thất bại, cơ bản, nghĩa là tìm kiếm sự hoàn hảo. Và, hoàn hảo thì không tồn tại.

Đó là lý do tại sao những người cầu toàn thường rất hay chần chừ.

Theo tờ Psychology Today ở mục “Cạm bẫy của Chủ nghĩa Cầu toàn”, những người liên tục tìm kiếm sự hoàn hảo thường ngăn cản bản thân đối mặt những thách thức. Bởi vì những người đó thường ít sáng tạo và đổi mới so với những người khác- và họ cũng ít khi chấp nhận rủi ro. Cộng tất cả những yếu tố này với nhau, bạn sẽ thấy được một người luôn quá để tâm vào kết quả và luôn nghĩ cách để trốn tránh. Không may thay, chính những điểm này lại đang ngăn cản bản thân họ khỏi sự tập trung khi đối mặt với những thử thách mới.

Để tôi làm rõ điều này: Cố gắng đạt tới sự hoàn hảo không giống với nỗ lực để trở nên xuất sắc.

Vế đầu chỉ đơn giản là một nỗ lực đạt tới sự không thể trong vô vọng, còn vế sau thì có nghĩa là cố gắng hết sức (điều mà chúng ta hoàn toàn có thế làm được).

Và đây là một vài vấn đề khác mà những người theo chủ nghĩa cầu toàn sẽ gặp phải. Khi họ thất bại trong việc đấu tranh vì những điều lý tưởng nhất, họ sẽ cảm thấy bị chối bỏ và thất bại. Như bạn có thể tưởng tượng - lặp lại điều này thường xuyên, những con người này kết thúc trong cay đắng và chán nản với cuộc sống của họ.

Vậy nên, hãy quên đi việc tìm kiếm sự hoàn hảo, và thay vào đó hãy tập trung cố gắng hết sức mình.

Tại sao thất bại lại là điều tốt

Tôi vô tình thấy trên Forbes một bài báo có tựa đề “Thất bại để chạm tới Thành công: Tại sao thất bại lại là một yếu tố thứ yếu cho Thành công”, đã giúp giải thích tại sao hầu hết mọi người lại không thích  thất bại.

Bài báo còn đề cập tới thành tựu của hai nhà tâm lý học nổi tiếng (Daniel Kahneman và Amos Tversky), những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel cho những cống hiến của họ. Họ đã phát hiện ra một điều rất thú vị: ảnh hưởng của sự mất mát mạnh mẽ hơn những gì đạt được từ chiến thắng.

Bạn đã từng nghĩ đến điều đó bao giờ chưa?

Nghĩa là việc thất bại có ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là ảnh hưởng tích cực đến từ chiến thắng. Không khó hiểu tại sao nhiều người ta lại sợ thất bại.

Và đây mới là phần thú vị...

Amazon (cùng với Apple, Facebook và Google, được coi là một trong bốn tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới) có một quá khứ đầy thất bại. Và Jeff Bezos- đồng sáng lập và CEO - tin rằng nhờ quá khứ đó, công ty mới có những thành tựu to lớn trong suốt 25 năm qua. Trong lá thư gửi đến cổ đông, ông nói rằng:

Thất bại là một phần thiết yếu của sự sáng tạo. Nó là bắt buộc. Chúng ta hiểu rõ điều đó và tin vào sự thất bại từ rất sớm và đã thất bại nhiều lần cho đến khi chúng ta làm được.

Sự thật là, thất bại có thể mở ra rất nhiều cơ hội tuyệt vời cho bạn.

Vậy thì bằng cách nào?

Bằng cách chỉ cho bạn những con đường nên lựa chọn và học hỏi từ những sai lầm, bạn có thể trở nên tốt hơn trong những lần tiếp theo. Nó còn giúp bạn nhận ra được rằng việc gì là phù hợp và không phù hợp với bạn.

Vì vậy thay vì coi nó như một thứ gì đó  ngăn cản thành công của bạn, hãy nhìn nhận nó như một công cụ dẫn đến thành công. Công cụ đó có thể giúp bạn định hướng lại hành trình cuộc đời của mình.

Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy thuyết phục rằng chìa khóa của thành công là thất bại, vậy thì hãy xem qua phần trích từ bài báo 10 Famous Failures to Success Stories That Will Inspire You to Carry On (10 Câu chuyện từ thất bại tới thành công sẽ truyền cảm hứng cho bạn bước tiếp)

  • J.K. Rowling đã phải trải qua hàng loạt thất bại trong một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp đại học, chúng bao gồm: thất nghiệp, hôn nhân đổ vỡ, sống như một bà mẹ đơn thân. Tuy vậy, thay vì bỏ cuộc, bà ấy học hỏi từ những thất bại, và viết bộ truyện dài tập Harry Potter - serie sách bán chạy nhất từng có.
  • Walt Disney không có một khởi đầu thuận lợi. Ông ấy bỏ học từ rất sớm để nhập ngũ. Sau đó, một trong những dự án kinh doanh liều lĩnh ban đầu của ông, Laugh-o-Gram Studios, đã phá sản. Ông ấy cũng bị đuổi việc khỏi tòa báo Missouri vì “không đủ sáng tạo” (Đúng vậy, bạn đọc chính xác rồi đấy.) Liệu rằng ông ấy có từ bỏ vì những thất bại này? Hãy hỏi Mickey Mouse xem.
  • Michael Jordan đã nói về sức mạnh của thất bại rằng: “Tôi đã ném trượt hơn 9000 quả bóng rổ trong suốt sự nghiệp của mình. Tôi đã thua gần 300 trận đấu. 26 lần, tôi tin rằng đây là sẽ là cú ném bóng giúp mình giành chiến thắng nhưng tôi lại ném trật. Tôi đã thất bại rất nhiều lần trong cuộc sống. Và đó là lý do tôi thành công.”

Trân trọng những Thất bại, Chuẩn bị cho Thành công

Tôi mong rằng điều này sẽ giúp bạn tỉnh ngộ.

Thất bại luôn bị hắt hủi, nhưng thật ra nó có rất nhiều lợi ích, một yếu tố quan trọng của thành công.

Bài học ở đây tất nhiên là hãy phát triển tư duy như những người thắng cuộc. Những người xem thất bại như  một cục đá giúp họ bước gần hơn tới thành công - xem việc bị đánh bại như một trải nghiệm học hỏi tất yếu. Vậy, bạn đã sẵn sàng để trân trọng những thất bại và cảm thấy tự hào trên con đường đến với thành công chưa?

Tôi mong là vậy.

Dịch: Kim Ngọc - Bila Team
Ảnh: Ngọc Huyền - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top