Giỏ hàng

Dáng Hình Của Hạnh Phúc

Mỗi người có một cuộc sống khác nhau, cách để thể hiện hạnh phúc đối với mỗi người cũng khác nhau. Hạnh phúc không có nghĩa là không gặp rắc rối và đau đớn, mà chính là những thành phần cốt lõi của hạnh phúc đúng như những gì nhà tâm lý học Dung Cách đã đề cập: sức khỏe thể chất và tinh thần, tình yêu, lòng biết ơn, sự nghiệp và trí tuệ.

Dù ở thời đại nào thì hạnh phúc cũng là cảm giác chủ quan. Chúng ta không thể trả lời cho người khác cuộc sống như thế nào gọi là hạnh phúc, và người khác không có quyền phán xét về hạnh phúc của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố có thể giúp chúng ta hiểu liệu chúng ta có đang ở trong một cuộc sống hạnh phúc hay không. Dưới góc độ tâm lý học, nhà tâm lý học Dung Cách đã đưa ra 5 tiêu chuẩn để đo lường mức độ hạnh phúc:

1. Sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.

2. Các mối quan hệ gia đình và xã hội tốt, chẳng hạn như quan hệ hôn nhân, gia đình, bạn bè, v.v.

3. Khả năng cảm thụ vẻ đẹp từ nghệ thuật và thiên nhiên.

4. Một mức sống nhất định và công việc vừa ý.

5. Một quan điểm triết học hoặc tôn giáo có thể đối phó thành công với những thay đổi trên thế giới.

Ngoài ra, có hai yếu tố mà mọi người thường nghĩ có liên quan đến hạnh phúc: tiền bạc và tự do. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích chi tiết nhé!

Tiền có quyết định được hạnh phúc không?

Đối với những người nghèo và vẫn còn lo lắng về "sự sống còn", mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc là trực tiếp: miễn là họ nhận được nhiều tiền hơn, họ sẽ nhận được nhiều hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, một khi người ta thoát khỏi cảnh nghèo đói, thì mối tương quan giữa tiền bạc và hạnh phúc không còn đáng kể nữa. Những người có mức thu nhập cao hơn, mức độ hạnh phúc của họ tại một thời điểm cụ thể chỉ cao hơn những người khác một chút. Lúc này, sự hài lòng trong cuộc sống do thu nhập mang lại dường như chỉ mang tính thời điểm và tính phù du.

Điều này là do tầng lớp trung lưu và những người giàu có mong muốn giàu có hơn thường bị mắc kẹt trong trạng thái tinh thần được gọi là "thích ứng khoái lạc". Điều này có nghĩa là mặc dù con người tiếp tục có được cuộc sống vật chất và hưởng thụ tốt hơn, nhưng quan niệm về hạnh phúc cũng sẽ nhanh chóng thích ứng với những thay đổi mới. Ví dụ, ban đầu một người coi việc đi du lịch thường xuyên là một điều xa xỉ, nhưng khi đã đạt được điều đó, người đó sẽ coi đây là điều cần thiết, và sau đó bắt đầu theo đuổi hạnh phúc khi được ngồi khoang hạng nhất hoặc thậm chí là sở hữu máy bay riêng. Chúng ta sẽ nhanh chóng thích nghi với những điều kiện vật chất mới, và càng nhận được nhiều, chúng ta càng khao khát hơn.

Một số học giả tin rằng động lực lớn của chúng ta để theo đuổi sự giàu có là để đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Nói cách khác, không phải là chúng ta tự cảm thấy hạnh phúc như thế nào, mà là chúng ta so với những người khác hạnh phúc hơn bao nhiêu. Điều này cũng giải thích tại sao người dân ở các nước theo chủ nghĩa quân bình (chẳng hạn như Bắc Âu) có mức độ hạnh phúc trung bình cao hơn. Chênh lệch giàu nghèo càng lớn thì sự thiếu thốn tương đối của con người càng lớn.

Tự do có nghĩa là hạnh phúc? 

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lựa chọn tự do có thể dự đoán tốt nhất mức độ hài lòng trong cuộc sống so với một số chỉ số khác (bao gồm mức độ sức khỏe, tình trạng việc làm, tôn giáo, v.v.). Những người tin rằng họ có thể tự do lựa chọn và kiểm soát cuộc sống của mình có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc. Nó cũng phụ thuộc vào việc một người tin hơn vào sự lựa chọn cá nhân (yếu tố chủ quan), hay tin nhiều hơn vào một số yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan- chẳng hạn như số phận) điều khiển tương lai của họ. Lựa chọn tự do sẽ khó ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này.

Tuy nhiên, đôi khi "sự lựa chọn" có thể là một gánh nặng. Ví dụ, những người “lựa chọn nỗi sợ hãi” có quá nhiều lựa chọn và không thể thấy rõ làm thế nào để tối đa hóa lợi ích của bản thân. Lúc này, mọi người sẽ bị choáng ngợp (đặc biệt là những người không thường xuyên tự mình đưa ra lựa chọn), và họ thà cầu xin người khác đưa ra quyết định cho mình.

Do đó, khi trở thành những người có tư duy độc lập, chúng ta có nhiều khả năng để sự lựa chọn tự do tạo ra hạnh phúc.

Hạnh phúc có thực sự nằm trong tay chúng ta? Vậy điều gì quyết định cuộc sống hạnh phúc của chúng ta? Nghiên cứu trong hai thập kỷ qua đã phát hiện ra rằng mức độ hạnh phúc bền vững của chúng ta được quyết định bởi ba yếu tố:

1. Mức độ hạnh phúc ban đầu. Mức độ bắt đầu được xác định bởi các yếu tố như di truyền bẩm sinh và gen. Nó đóng một vai trò 50% trong việc xác định mức độ hạnh phúc của chúng ta.

2. Tình trạng sống, hoàn cảnh sống có thể bao gồm một số sự kiện tích cực và tiêu cực, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, ngoại hình, trầm cảm, chất lượng giấc ngủ, v.v. Hoàn cảnh sống đóng vai trò quyết định 10% đến hạnh phúc của chúng ta.

3. Hành động tự phát và tự nguyện là phần mà chúng ta có thể thay đổi mức độ hạnh phúc của mình một cách tự nhiên, điều này đóng một vai trò 40% đối với hạnh phúc của chúng ta.

Nói cách khác, chỉ có 40% quyết định nằm trong tay chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế nhất định, chúng ta vẫn có thể cải thiện mức độ hạnh phúc của mình thông qua hành vi của chính mình.

Ví dụ, tâm lý học tích cực khuyến khích mọi người học kỹ thuật “chánh niệm” - sống trong khoảnh khắc, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và biết ơn những khía cạnh tích cực của cuộc sống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin tôn giáo, thái độ hào phóng, giá trị vị tha và sự tận tâm với công việc hoặc sở thích đều có thể làm tăng hạnh phúc. Tuy nhiên, mặc dù những hành vi này có thể cải thiện mức độ hạnh phúc, nhưng nó đòi hỏi mọi người phải kiên trì thực hiện, chỉ có sự kiên trì lâu dài mới có thể khiến những điều này có tác dụng.

Cụ thể, chúng ta có thể thử các phương pháp sau:

1. Dành thời gian cho người khác, đặc biệt là những người thân thiết với bạn. Một mối quan hệ tốt là điều cần thiết cho hạnh phúc. Và ngay cả với những người không thân thiết lắm, chỉ cần bạn ở bên người khác, nỗi đau có thể tự động giảm đi một nửa. Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn muốn ở một mình, nhưng sẽ rất tốt cho bạn khi ra ngoài và hòa nhập với những người khác.

2. Tạo trạng thái “tập trung” cho bản thân. Tập trung là một quá trình quan trọng của hạnh phúc. Cho dù đó là công việc nấu ăn hay thực hiện một hoạt động nào đó mà bạn thích, hay thậm chí là giải quyết vấn đề khó khăn như đàm phán kinh doanh, chỉ bạn bước vào trạng thái tập trung và tận tâm, mức độ hạnh phúc của bạn sẽ được cải thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tập trung trong cuộc sống của một người có liên quan trực tiếp đến mức độ hạnh phúc lâu dài của họ.

3. Tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Ý nghĩa có lợi cho hạnh phúc lâu dài hơn là các hoạt động hưởng thụ thông thường.

4. Chú ý cân bằng mọi mặt (cân bằng công việc/ trường học/ cuộc sống; cân bằng bản thân và gia đình; cân bằng cơ thể và tinh thần).

Mỗi người có một cuộc sống khác nhau, cách để thể hiện hạnh phúc đối với mỗi người cũng khác nhau. Hạnh phúc không có nghĩa là không gặp rắc rối và đau đớn, mà chính là những thành phần cốt lõi của hạnh phúc đúng như những gì nhà tâm lý học Dung Cách đã đề cập: sức khỏe thể chất và tinh thần, tình yêu, lòng biết ơn, sự nghiệp và trí tuệ.

Nội dung: Lương Ngọc Anh -  Bila Team
Ảnh: Lê Thảo - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top