Giỏ hàng

Giữ vững bản sắc vốn có của bản thân hay thay đổi theo đám đông?

"Tâm lý đám đông chính là biểu hiện của sự tự ti. Khi một người làm mất đi cái tôi của mình, mất đi sự tự tin thì rất khó có được sự thành công. Rũ bỏ tâm lý đám đông, nhận thức được cái tôi của mình thì mới có thể chinh phục được người khác.” (Trích "Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành")

Những chân lí thường không do đám đông quyết định. Thế nhưng tại sao con người lại luôn dễ dàng để đám đông dẫn dắt mà bản thân không thể tự chủ cho dù biết chắc rằng không phải đám đông nào cũng đúng. Tâm lý con người là sợ cảm giác khác biệt. Đúng thì không sao, nếu sai, chúng ta hẳn sẽ cảm thấy mất mặt và sinh ra tâm lý tự ti. Điều đó chẳng may lại khiến cho chúng ta đánh mất cái tôi của mình, đánh mất thế giới nội tâm mà mình muốn.

1. Trở thành cừu đen giữa một đàn cừu trắng có phải lạc loài.

Phải. Đương nhiên là lạc loài nhưng đó chẳng phải là điều gì đáng tự ti. Có một câu chuyện kể rằng có một con cừu đen lạc giữa một đàn cừu trắng vào  ngày tuyết rơi rơi phủ trắng xóa, người chăn cừu chẳng thể nào phân biệt nổi đâu là tuyết và đâu là cừu của mình, nhưng hình ảnh chú cừu màu đen giữa màu trắng xóa khiến cho người chăn cừu có thể tìm kiếm dễ dàng.

Đôi khi không phải sự khác biệt nào cũng là lập dị, là không có gì. Nó chỉ chứng tỏ bản thân bạn có được những thứ mà không ai có. Tư tưởng con người không ai giống ai, từ tính cách đến sở thích, sự lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn khác biệt so với người khác, nhưng giúp chúng ta giữ được những bản sắc vốn có của một chú cừu đen. Chúng ta không cần lựa chọn sự hòa hợp với một đám đông chỉ bởi vì họ “Đông” bởi những thứ thuộc về sự thật hiển nhiên là do khoa học quyết định. Một đám đông chẳng làm nên tất cả.

2. Hòa nhập chứ không hòa tan.

Trong cuốn sách Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành có nhắc tới tâm lý đám đông, rằng: Muốn khiến người khác tin tưởng và kiên trì với phán đoán của mình không dễ, vì sâu trong thâm tâm mỗi người đều tồn tại cảm giác thiếu an toàn, vì sâu trong thâm tâm mỗi người đều tồn tại cảm giác thiếu an toàn, vì thế chúng ta luôn đi theo người có cùng phán đoán với mình.

Từ sâu trong nội tâm, dù có là người kiên định thì cũng không tránh khỏi những lúc bị đi theo tâm lý đám đông. Nó có thể đúng, có thể sai, nhưng không thể hiện được lập trường của chúng ta.

Chúng ta có quyền đi theo hoặc phản bác. Bởi nếu đám đông đúng, và bạn cứ khăng khăng theo ý mình thì lúc đó không phải tạo ra sự khác biệt nữa mà trở thành người cố chấp. Thế nên nếu có thể học hỏi những thứ tốt đẹp từ đám đông và biết cách giữ vững được những gì vốn có của bản thân, đó là điều tốt nhất chúng ta nên làm.

3. Góc nhìn của người khác không cùng tọa độ với bạn, bạn nên giữ vững quan điểm theo cái nhìn của bản thân hay thay đổi.

Bạn là bạn một bản thể, bạn có chính kiến và hy vọng là người kiên định. Vậy thì sợ hãi sự khác biệt không khiến bạn hòa nhập trong đám đông mà chỉ khiến bản thân mình lạc lõng giữa nhiều con người bởi sự khác biệt về suy nghĩ, về quan điểm, về tính cách. Đôi khi sự thiếu cảm giác an toàn vẫn khiến bạn do dự mà bước theo một số đông nào đó, nhưng hãy nhớ đến điều mà bản thân suy nghĩ, sự dao động nhất thời sẽ khiến bản thân phải hối hận.

Cho dù thế nào, theo cái nhìn của mình, hay thay đổi vì sự an toàn cũng đều là mong muốn của bạn, sự can thiệp của người khác chẳng mang lại ý nghĩ gì. Chỉ là đôi khi, chúng ta nên nghe xem nội tâm mình đang muốn gì. 

Nội dung: Việt Trinh

Ảnh: Anh Duy


Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top