Giỏ hàng

Làm Thế Nào Để Thực Sự Tiếp Thu Được Một Kỹ Năng Từ Sách

Thầy cố vấn môn tin học văn phòng đầu tiên của tôi đã gửi cho tôi một gói quảng cáo thành công. Kèm theo đó là những hướng dẫn đặc biệt này: Viết tay những quảng cáo này mỗi ngày trong vòng một tháng. Có thể trò nghĩ sẽ không học được gì từ trong việc này, nhưng sự thực lại khác

Không có bất kì một hướng dẫn nào khác, thầy cũng không đề nghị tôi đọc bất cứ cuốn sách nào. Trên thực tế, thầy khuyên tôi tránh xa sách trong tháng đầu tiên đó. Tôi nghĩ rằng điều này thật điên rồ, nhưng những người học tin học văn phòng đã học theo cách này trong gần một thế kỷ, thầy giải thích.

Họ đã học từ lâu những gì mà các nhà khoa học hiện tại đang khám phá. Một mối quan hệ đặc biệt được tồn tại giữa chữ viết tay và bộ não khi nói đến suy nghĩ và ý tưởng. Các nghiên cứu cho thấy nó tăng cường quá trình học tập.

Viết tay, mặc dù quan trọng, nhưng cũng chỉ là một miếng ghép trong bộ xếp hình của việc học tập.

Khi cuối cùng tôi tìm hiểu về những cuốn sách được đánh máy của mình, tôi cảm thấy choáng ngợp. Quá nhiều thông tin đã được cho vào mỗi cuốn sách. Tôi cần một hệ thống - một hệ thống học tập. Tại sao không kết hợp kỹ năng viết tay đã  được rèn luyện rất tốt này với việc đọc sách hướng dẫn?

Ý tưởng đó đã châm ngòi cho sự khởi đầu của một hệ thống học tập dựa vào bản thân.

Hệ thống này vô cùng hữu ích, nhất là đối với các kỹ năng đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ năng và thực hành. Điều này bao gồm kỹ năng viết (bất kỳ loại nào), đàm phán, bán hàng, tiếp thị và tư duy sáng tạo. Nó ít có lợi cho các kỹ năng dựa nhiều vào sự thành thạo trong thể chất - đánh bóng, hàn mộc hoặc bơi lội.

Sách là một con đường tự nhiên cho cách học này, nhưng bạn cũng có thể áp dụng nó cho các video hướng dẫn, hoặc bất kỳ hệ thống nào mà bạn có thể ghi chú.

Bước 1: Đọc một lần

Nếu bạn có một hệ thống ghi chú mạnh mẽ, bạn chỉ cần đọc sách của mình một lần. Nếu bạn cần một hệ thống, hãy đọc bài viết này. Nó sẽ chỉ cho bạn cách đọc cách đọc một cuốn sách dù chỉ một lần nhưng như thể bạn đã đọc nó 10 lần. Khi bạn hoàn thành, bạn sẽ một tài liệu trông giống như thế này.

Ghi chú từ Steven Pinker

Lưu ý trong các ghi chú ở trên, dưới hầu hết các tiêu đề, bạn sẽ thấy một mô tả ngắn gọn về khái niệm và theo sau là một vài ví dụ. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần cả hai.

Bước 2: Đi sâu vào từng đơn vị công việc nhỏ nhất

Đừng đọc một cuốn sách và cố thực hiện mọi bài học trong đó. Nó sẽ trở nên quá tải đối với bạn. Hãy tập trung vào một bài học duy nhất. Lựa chọn giữa các bài học sẽ tạo ra tác động nhiều đến khả năng của bạn và thúc đẩy chất lượng công việc.

Tâm trí của bạn có thể xử lý nhiều bài học cùng một lúc không? Có lẽ. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, tập trung sâu vào một đơn vị công việc mang lại kết quả tốt hơn.

Đối với ví dụ sắp tới, tôi đã chọn bài học này.

Bước 3: Viết lại bài học

Lấy vở và một cây bút ra. Nghiêm túc, không được phép đánh máy.

Nếu cần thiết, hãy chỉnh sửa bài học và ví dụ cho rõ ràng trước khi bạn bắt đầu bước này. Giữ nó dưới 50 từ.

Viết ra mô tả của khái niệm và ví dụ của nó viết tay. Lặp lại quá trình đó 100 lần. Cố gắng hoàn thành nó trong một lần ngồi học . Nếu bàn tay của bạn siết chặt hoặc chuột rút, hãy nghỉ giải lao . Đừng quá nóng vội. Viết ở lưu lượng và tốc độ bình thường của bạn.

Nó không khó như bạn tưởng tượng. Ví dụ của tôi dưới đây là 32 từ. Nhân số đó với 100, và nó chỉ có tổng cộng 3.200 từ. Trong thời gian học đánh máy, tôi viết tay một quảng cáo 2.000 từ 10 lần. Đó là 20.000 từ.

Dưới đây là một ví dụ từ vở của tôi.

Chú ý, tôi không muốn đánh số thứ tự. Một trang hoàn thành bao gồm bảy lần lặp lại hoàn chỉnh. Điều đó tương đương với khoảng 14 trang. Một khi bạn hoàn thành, bạn sẽ đảm bảo bài học vào bộ nhớ. Bạn không thể không ghi nhớ nó sau khi đã viết nó 100 lần


Bước 4: Thử nghiệm

Học tập không chỉ là thu thập thông tin. Viết tay giúp kết tinh những kiến ​​thức bạn có được. Bạn có thể đạt được một số thành thạo từ việc sao chép bằng viết tay, nhưng bạn sẽ không thành thạo kỹ năng này cho đến khi bạn đưa kiến ​​thức của mình vào hành động. Bạn có thể gọi đó là thực hành, nhưng tôi gọi nó là thử nghiệm.

Tiến hành các buổi thực hành khi các thí nghiệm buộc bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình

Đừng nghĩ những thử nghiệm của bạn như những nỗ lực thất bại hoặc thành công -- chúng là những thí nghiệm. Kết quả không rõ ràng. Khi bạn tách mình ra khỏi kết quả, bạn sẽ loại bỏ được sự lo lắng do áp lực của việc phải đáp ứng một kỳ vọng, tạo ra một tư tưởng học tập thuận lợi hơn.

Bây giờ nó thời gian để đưa kiến ​​thức của bạn vào thực hành.

Thử nghiệm vi mô tập trung vào việc lặp lại một kỹ thuật nhiều lần cho đến khi bạn thành thạo kỹ năng đó. Bạn có thể sử dụng thử nghiệm vi mô để cải thiện kỹ năng viết, nói, giải quyết vấn đề và nhiều hơn thế nữa.

Nếu bạn muốn làm chủ nghệ thuật của một đoạn mở đầu đầy sức hút, bạn có thể viết 50 đoạn mở đầu riêng biệt. Bạn không nên viết một câu chuyện hoàn chỉnh - chỉ là phần mà bạn chú ý nhiều hơn.

Tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp thử nghiệm này, mặc dù nó không phải lúc nào cũng thực tế đối với mọi kỹ năng mà bạn muốn thành thạo.

Một số kỹ năng, như bán hàng, cần một đối tác. Nếu điều đó không khả dụng , hãy luyện tập trước gương và ghi lại phiên của bạn.

Thí nghiệm vĩ mô

Khi bạn đã hoàn thành các thí nghiệm thực hành của mình, hãy áp dụng kỹ năng của bạn vào thực tế.

Tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, nhưng tập trung cao độ vào kỹ năng bạn thành thạo. Nếu bạn là một nhà văn, hãy viết toàn bộ câu chuyện tập trung vào bài học. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng tìm hiểu về một hợp đồng trả trước, hãy tập trung vào khía cạnh đó trong cuộc hội thoại với đối tác của bạn.

Bước 5: Đánh giá

Một khi bạn hoàn thành thí nghiệm của mình, hãy phân tích kết quả. Hình dung mình là một nhà khoa học trong chiếc áo khoác trắng, người đã chạy thử sau khi thử nghiệm. Bạn quan sát kết quả, xác định kết quả và lượm lặt các bài học.

Đây là vấn đề.

Rất dễ dàng rằng bạn sẽ tự lừa dối bản thân và giải thích với chính mình kết đó là thuận lợi. Sự vấp ngã này sẽ cản trở bạn. Thay vào đó, hãy cố gắng đánh giá khách quan các hiệu ứng như bên thứ ba.

Phân tích trực tiếp

So sánh công việc của bạn với một trong những công trình xuất sắc đã được kiểm chứng hoặc một tiêu chuẩn được xác định. Hãy giả sử bạn viết 50 đoạn mở đầu. So sánh từng cái với một tiêu chuẩn đã được thiết lập.

Những ví dụ nào của bạn đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn xuất sắc mà bạn đặt ra cho chính mình? Bạn không thể tự chấm điểm, chỉ có thể đánh giá công việc của bạn so với tiêu chuẩn vàng như thế nào.

Có, sự thiên vị và chủ quan cá nhân của bạn có thể can thiệp vào đánh giá của bạn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nỗ lực phối hợp để đánh giá công việc của mình như một bên thứ ba. Chìa khóa để thực hiện tư duy thử nghiệm nằm ở việc nuôi dưỡng sự tò mò về kết quả, tránh việc cố gắng cho một kết quả cụ thể.

Phân tích bên thứ ba

Phân tích này liên quan đến thông tin phản hồi từ một nguồn bên ngoài. Bạn có thể thuê một chuyên gia bên ngoài hoặc mời một khán giả. Loại phản hồi này là vượt trội so với tự phân tích, mặc dù không phải lúc nào cũng có khả dụng và thực tế.

Kết thúc phân tích của bạn với bài học kinh nghiệm. Sử dụng những câu hỏi này để tự tìm hướng đi cho bản thân.

Bạn làm những điều khác nhau như thế nào?

Nếu bạn có thể sửa một điều, đó sẽ là gì?

Điều gì sẽ khiến nó tốt hơn?

Bạn đã làm gì sai, và bạn sẽ thay đổi nó như thế nào?

Ba bài học quan trọng nhất học được từ quá trình này là gì?

Bước 6: Chỉnh sửa và lặp lại

Từ bài học của chính bản thân bạn và xác định những bước bạn sẽ làm để cải thiện trong lần thử nghiệm tiếp theo. Tôi thấy hữu ích khi viết tay ra ba bài học quan trọng rút ra từ những các bước trước đó.

Quay lại bước bốn và lặp lại quá trình thử nghiệm , đánh giá cho đến khi bạn cảm thấy bạn đã hoàn toàn thành thạo bài học.

Tóm tắt các bước

  1.   Đọc một lần
  2.   Đi sâu vào các đơn vị công việc nhỏ nhất
  3.   Viết tay bài học
  4.   Thí nghiệm
  5.   Đánh giá
  6.   Chỉnh sửa và lặp lại

Dịch: Hà Lê - Bila Team
Ảnh: Ngọc Huyền - Bila Team 

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top