Giỏ hàng

Người Biết Lắng Nghe Thường Làm Những Điều Gì?

Điều khiến một người trở thành người lắng nghe xuất sắc là khả năng kiểm soát được tất cả mọi thứ xung quanh họ và thực sự lắng nghe những gì người khác nói. Hãy để tâm trí của bạn tĩnh lặng và tập trung vào điều người khác nói. Nếu bạn đang nghe điện thoại thì hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và tưởng tượng những chữ phát ra từ miệng của người ở đầu dây bên kia.

“Một trong những hình thức chân thành biểu hiện sự tôn trọng đối với người khác là thực sự lắng nghe những điều họ đang nói” -Bryant H.McGill- 

Tôi và một vài người quen đã đi bộ với nhau tới một địa điểm mới. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều thứ trên đường đi - những con chim ưng đậu bên đường, những con sói đồng cỏ đang săn mồi và cả những ngôi mộ. Đó là kỷ niệm mà tôi nóng lòng muốn kể lại.

Bởi vì chúng tôi đều là những người bạn mới, nên chúng tôi có rất nhiều điều muốn nói với nhau. Mặc dù điểm đến là một nơi chứa đựng nhiều sự kinh ngạc nhưng không khí lại có một chút yên lặng. Khi về nhà, tôi nhận ra rằng mình đã không nhớ được nhiều những điều mọi người nói trong chuyến đi. Tôi xấu hổ thừa nhận điều này nhưng có vẻ lúc đó tôi đã quên lắng nghe người khác.

Tôi đã từng nói rất nhiều lần rằng tôi là một người biết lắng nghe và trên thực tế đó là lý do khiến nhiều người mở lòng với tôi. Có thể ngày hôm đó do tôi mệt mỏi hoặc tôi đã không luyện tập cách lắng nghe (làm việc một mình sẽ khiến bạn quên mất việc lắng nghe) và tôi quyết định sẽ ôn lại những điều tôi đã vạch ra để lắng nghe tốt hơn. Sau đây là bốn mẹo tôi thường áp dụng để trở thành người cách lắng nghe:

1. Hãy tập trung vào hiện tại

Sự xao nhãng là một phần không thể thiếu trong một ngày của mỗi người. Hãy thử nghĩ lại xem một điều gần nhất đang cố chiếm lấy sự chú ý của bạn thậm chí cả trong lúc bạn ngủ khi mà cơ thể của bạn đang trong trạng thái nghỉ ngơi!

Điều khiến một người trở thành người lắng nghe xuất sắc là khả năng kiểm soát được tất cả mọi thứ xung quanh họ và thực sự lắng nghe những gì người khác nói. Hãy để tâm trí của bạn tĩnh lặng và tập trung vào điều người khác nói. Nếu bạn đang nghe điện thoại thì hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và tưởng tượng những chữ phát ra từ miệng của người ở đầu dây bên kia.

Nếu hai bạn đang ngồi cạnh nhau thì hãy giao tiếp bằng ánh mắt và luôn duy trì sự giao tiếp đó. Tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta nhìn xung quanh, tai của chúng ta sẽ hứng thú với việc nghe trộm cuộc trò chuyện của người bên cạnh hoặc mắt của ta sẽ tập trung vào tiêu đề của một bài báo. Cho dù bạn ở đâu đi chăng nữa thì sẽ có những thứ khiến bạn mất tập trung, vì vậy hãy chỉ tập trung vào người đang nói thôi nhé.

Khi tập trung vào cuộc trò chuyện, bạn có thể quan sát được nhiều hơn. Bạn thấy được biểu cảm của người nói, lắng  nghe ngữ điệu và cảm nhận cảm xúc được ẩn giấu sau giọng nói ấy. Lắng nghe không chỉ là việc bạn sử dụng 1 trong 5 giác quan của mình, mà đó là một việc mà bạn dốc hết tâm can của mình vào.

2. Hãy đặt câu hỏi

Tôi học được kỹ năng này từ một người bạn của mình. Khi tôi kể cho cô ấy một câu chuyện, cô ấy sẽ hỏi để biết thêm chi tiết hoặc để xác nhận một sự thật. Ví dụ như nếu tôi nói về một người bạn mà tôi định gặp, Nicole, mà cô ấy chưa từng gặp bao giờ, cô ấy sẽ hỏi “đó có phải là người mà bạn gặp khi bạn còn là một nhà báo không?”

Đặt câu hỏi nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nó giúp người khác cảm thấy họ đang được lắng nghe và giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống của người khác. Đặt câu hỏi giúp tạo chiều sâu cho câu chuyện. Và tự nhiên, cái tên Nicole không chỉ còn là một từ vô tri vô giác mà nó đã được gắn thêm rất nhiều kỷ niệm và cái tên ấy như đang sống vậy. Bằng việc tạo chiều sâu cho câu chuyện, những chi tiết của câu chuyện sẽ trở nên dễ nhớ hơn và bạn cũng trở thành một người biết lắng nghe hơn.

Một điều mà việc đặt câu hỏi có thể làm đó làm giúp bạn tránh được sự đánh giá. Rất nhiều lần tôi thấy bản thân nói rằng “ tôi không biết tôi nghĩ như thế nào về chuyện này” khi tôi không đồng ý với một sự việc hoặc ý tưởng mà người khác đang hỏi. Nhưng đó đâu phải là điểm chính của cuộc trò chuyện, đúng không?

Điểm mẫu chốt đó ở đây là bạn nên xác định được người mà bạn đang lắng nghe nghĩ gì về điều này, vì vậy hãy hỏi bạn nghĩ sao về điều này. Câu hỏi đó sẽ tốt hơn là bạn đánh giá người khác đặc biệt khi mà bạn giả vờ lắng nghe.

3. Gạt cái tôi sang một bên

Cái tôi là một phần rất quan trọng trong việc hình thành những đánh giá không cần thiết khi bạn đang cố gắng để lắng nghe người khác. Nó cũng là thứ thôi thúc bạn muốn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên ý thức được khi nào cần bày tỏ cái tôi và khi nào cần phải kiểm soát nó.

Một trong những vấn đề lớn nhất về cái tôi đó là tôi muốn cuộc trò chuyện này chỉ hướng về tôi mà thôi: những người bạn của tôi, việc nấu ăn của tôi. Tôi, tôi và tôi! Vì vậy, khi có khoảng dừng trong một cuộc trò chuyện, tôi sẽ suy nghĩ về phản ứng đầu tiên của mình. Hầu như tôi luôn nghĩ về câu chuyện của bản thân mình liên quan đến cuộc trò chuyện nhưng trên hết, câu chuyện ấy không ảnh hưởng tới cuộc trò chuyện chính.

Những cách khác làm nảy sinh cái tôi là mong muốn được kể một câu chuyện quen thuộc và bạn cho rằng nó ấn tượng hơn câu chuyện bạn đang nghe. Mọi người nói rằng “Mình cũng làm được” khi người khác kết thúc cuộc trò chuyện. Cái tôi khiến bạn vạch ra một kế hoạch những gì định nói trước khi người khác kết thúc.

Hãy suy nghĩ một vài giây trước khi bạn định nói bất cứ điều gì với nhận thức rằng lòng tự trọng của mình đang điều khiển chính mình. Hãy hít thật sâu và xác định xem điều gì thực sự quan trọng đối với cuộc trò chuyện và đảm bảo rằng người nói có cảm giác được lắng nghe.

4. Để ý tới những gì người khác mong muốn

Vài năm trước tôi không ngừng đưa ra những lời khuyên và bất cứ ai nói chuyện với tôi về vấn đề họ đang gặp phải thì chắc chắn rằng họ luôn mong muốn được nghe ý kiến từ tôi: Họ nên làm gì? Liệu họ có muốn điều này hay không?

Và khi có người nói với tôi rằng: “Tôi chỉ muốn giải tỏa nỗi niềm thôi vì vậy tôi chỉ cần bạn lắng nghe tôi.” Điều đó như dập tắt ngọn đèn trong chị óc của tôi và tất nhiên không phải tất cả mọi người cần người khác chỉ bảo phải làm gì. Trên thực tế hầu hết mọi người không muốn bị hầu hết mọi người không muốn bị chỉ bảo phải làm gì.

Khi bạn đang lắng nghe người khác, hãy cố gắng xác định những điều mà họ muốn từ bạn. Liệu bạn có phải là bờ vai vững chắc để họ giải tỏa nỗi niềm hay họ đang cần một lời khuyên từ bạn? Họ có muốn mình giữ bí mật về chuyện này không nhỉ? Mình biết một vài người có thể giải quyết việc này, liệu họ có sẵn sàng trò chuyện với những người đó hay không?

Hãy luôn thận trọng với những điều đó. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi họ, không ai cảm thấy bị xúc phạm khi bạn hỏi: “Bạn có muốn một lời khuyên hay bạn chỉ muốn chia sẻ cùng tôi thôi?” Thực tế, hầu hết mọi người đều biết ơn bạn khi bạn hỏi về điều đó.

Việc lắng nghe là một kỹ năng có thể mất cả đời để rèn luyện. Bạn càng luyện tập bao nhiêu thì việc lắng nghe càng trở nên thú vị bấy nhiêu. Thậm chí khi bạn giỏi trong việc lắng nghe thì vẫn có những điều mới bạn cần phải học hỏi.

Hãy chú ý tới cách người khác lắng nghe bạn. Bạn thích điều gì từ họ? Bạn có thể vận dụng những điều đó vào chính phong cách lắng nghe của bản thân hay không?

Tôi rất thích được học hỏi từ các bạn. Vì vậy hãy cho tôi biết lời khuyên tốt nhất của bạn để trở thành một người biết lắng nghe là gì nhé?

Dịch: Nam Vân - Bila Team
Ảnh: Thanh Thư - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top