Giỏ hàng

REVIEW "Bạn có phải cá hồi chum không?"

Nhiều người cho rằng học tâm lí là để thao túng người khác, lấy lòng kẻ khác. Kỳ thực không phải như vậy.

Biết được tâm lí học trước hết là để thấu hiểu chính mình, biết được tại sao mình lại hành động như vậy, từ đó có cơ hội điều chỉnh hành vi cho phù hợp hơn, tránh cảm tính sai lầm. Sau cùng mới là để hiểu người khác. Hiểu người để dễ cảm thông, khoan dung với người. Hiểu người để chung sống với người. Tâm lí học đáng quý là ở lẽ đó.

Con người chúng ta vẫn suy nghĩ và hành động theo những lối mòn đã định sẵn, theo những quy luật tâm lí bất biến, bất kể là ai, giàu sang hay nghèo hèn, không kể màu da hay sắc tộc. Những quy luật tâm lí phổ quát đó sẽ được trình bày chi tiết trong “Bạn có phải cá hồi chum không?" của An Nhã Ninh.

Cá hồi chum là một loài cá có “cá tính” vô cùng quyết liệt, chúng không bao giờ chịu quay đầu lại kể cả khi đã vào bẫy, và dù cho chỉ cần đổi hướng là có thể thoát nạn thì chúng vẫn cố chấp giữ nguyên hướng bơi ban đầu.

Bạn nghĩ cá hồi chum rất ngốc phải không? Nhưng nhiều người trong chúng ta lại giống như cá hồi chum vậy. Một mặt họ thường oán thán cuộc sống không có lối thoát, không có hi vọng thành công, mặt khác lại không chịu tùy cơ ứng biến, luôn đi theo lối mòn.

Chúng ta một khi đã bước đi trên con đường nào thì sẽ bước tiếp trên con đường đó một cách quán tính, không ngừng trưởng thành, cho nên nếu thay đổi hướng đi, sẽ phải cố gắng nhiều hơn. Bởi vì cái giá của sự thay đổi không nhỏ chút nào, và cũng do tâm lí cố chấp nên con người thường có hành động giống với cá hồi chum.

Cố chấp trong tư duy và hành động sẽ cản trở con đường thành công và hạnh phúc của mỗi người. Để linh hoạt hơn trong tư duy và hành động, bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của cuốn sách này.

Đọc sách và cùng tìm cho mình câu trả lời, liệu rằng ta có đang sống như một chú cá hồi chum không?

Review bởi Thu Thảo - Bila Team

Biết được tâm lí học trước hết là để thấu hiểu chính mình, biết được tại sao mình lại hành động như vậy, từ đó có cơ hội điều chỉnh hành vi cho phù hợp hơn, tránh cảm tính sai lầm. Sau cùng mới là để hiểu người khác. Hiểu người để dễ cảm thông, khoan dung với người. Hiểu người để chung sống với người. Tâm lí học đáng quý là ở lẽ đó.

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top