REVIEW “Không gia đình”: Không Gì Là Không Thể Nếu Bạn Dám Đứng Lên
18/02/20
Tôi đã khóc khi đọc cuốn sách và tin chắc là nếu ai đọc và cảm nhận nó thì chắc chắn lệ sẽ rơi mà thôi. “Không gia đình” là cuốn sách thành công nhất của tiểu thuyết gia Hector Malot. Được viết vào thế kỉ 19, nó vượt qua biên giới Pháp lúc đó để đến với bạn đọc trên thế giới. Và xứng đáng được nhận giải thưởng viện Hàn lâm Văn học Pháp.
Mỗi khi vấp ngã hay gặp điều khó khăn, điều đầu tiên mình làm chắc chắn là than vãn và cáu gắt lên, cảm giác bối rối nó như choán lấy hết suy nghĩ của mình. Lúc đấy, bản thân đã hoàn toàn là bất lực, không một chút định hướng. Mình đã hoàn toàn kinh ngạc khi tìm đến cuốn sách “Không gia đình”, khi bắt gặp hình tượng cậu bé Remi. Gấp lại những trang sách đó, mình đã thấy bản thân nó nhu nhược đến nhường nào: “Giá như tôi là một đứa trẻ đầy dũng khí như cậu, dám đứng dậy, không mảy may sợ hãi dẫu hoàn cảnh gian khốn nhất”
Tôi đã khóc khi đọc cuốn sách và tin chắc là nếu ai đọc và cảm nhận nó thì chắc chắn lệ sẽ rơi mà thôi. “Không gia đình” là cuốn sách thành công nhất của tiểu thuyết gia Hector Malot. Được viết vào thế kỉ 19, nó vượt qua biên giới Pháp lúc đó để đến với bạn đọc trên thế giới. Và xứng đáng được nhận giải thưởng viện Hàn lâm Văn học Pháp.
Điểm nhấn đầu của cuốn sách là nội dung rất độc đáo, khác biệt với những tác phẩm cùng chủ đề khác. Đúng như tiêu đề “Không gia đình”, cuốn sách chủ yếu kể về tuổi thơ lang thang của chú bé mồ côi cha mẹ - Remi. Từ cuộc sống êm đềm chỉ cần có má Barberin làm điểm tựa, giờ đây cậu cậu đã bị tống ra ngoài đường theo cụ Vitalis. Bởi lẽ, em là “một đứa trẻ người ta nhặt được”. Chú rong ruổi khắp các con đường nước Pháp làm nghề diễn xiếc, đóng kịch, hát rong để đảm bảo miếng ăn hằng ngày. Chú phải trải qua bao cay đắng cùng chủ của mình mà đúng hơn là người thầy và hệt như người cha của cậu vậy. Bên cạnh đó, chú còn có 3 chú chó và 1 chú khỉ là những thành viên của gánh xiếc. Tuy chỉ là những người xa lạ nhưng tất cả đã thực sự đã là những thành viên của “Gia đình”. Những đêm mưa gió rét, những hôm phải chịu đói, chấp nhận ánh mắt khinh bỉ, nào là sự khổ nhọc ... nhưng tất cả đều thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và ai nấy đều rất quý cái tổ ấm tạm bợ này. Cuối cùng điều tuyệt vời cũng đến với Remi khi em tìm thấy gia đình sau nhiều năm lưu lạc. Chú bé Remi hôm nào còn yếu đuối “Tay chân mảnh khảnh”, tầm mắt chẳng vượt qua nổi chóp núi Ô-đu-dơ ra mà giờ đây chú đã là 1 chàng trai kiên cường, mạnh mẽ. Cậu rất sáng suốt, nhân hậu, lạc quan trong cuộc sống và luôn biết ơn những người đã giúp đỡ cậu - đặc biệt cụ Vitalis - người thầy - người cha của cậu.
Đắm chìm trong cuốn sách, ta thấy được biết bao điều những điều mà con mắt của ta lúc đó chưa thể thấu hoặc chưa hiểu hết. Đó chính là hiện thực. Xã hội Pháp là xã hội đồng tiền những người có quyền, có tiền luôn đứng trên đầu mọi người, bóp méo cả pháp luật như lúc viên cảnh sát bắt cụ Vitalis. Ở đó là một xã hội, con người bị cái khổ sở làm lu mờ đi sự quyết tâm vươn lên, họ chỉ biết làm lụng để kiếm cái miếng ăn qua ngày như chú bé Remi nói “Má có biết lịch sử là cái gì! Má sinh ra ở Sa-va-nông thì má lại chết ở đấy thôi. Trí óc của má không hề vượt ra quá tầm con mắt của má”. Mà sâu trong đó là những tư tưởng nhân đạo sâu sắc - mối đồng cảm giữa con người với con người đầy ấm áp Để rồi ta rút ra được biết bao là bài học, luôn biết nhớ về nguồn cội, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động bằng bàn tay chân chính, sự trung thực, tình bạn chân thành, lòng nhân ái và ý chí vượt lên không ngừng trong cuộc sống,...
Cuốn sách rất đặc sắc và chân thực đan lẫn một chút ngây ngô dưới ánh nhìn của cậu trai mới lên 8, lên 9. Mình khá thích điểm này. Nhưng cuốn sách không thực sự hoàn hảo và phẳng lì, không một vết vấp hay chai sạn. Một cậu bé mới độ 9 tuổi đã phải lăn lộn, chật vật rồi hay sao? Điều đó quá tàn nhẫn. Dưới con mắt cậu bé 9 tuổi, liệu đủ sâu sắc để một người trưởng thành chiêm nghiệm? Số phận của cậu tuy bấp bênh, vất vả, có lúc suýt chết nhưng không thể phủ nhận là quá may mắn, nhiều lúc đến mức mình không tin.
Vượt lên những hạt sạn nhỏ bé ấy, cuốn sách đã chạm đến sâu thẳm nhất trong tim của độc giả và cũng không biết bao giọt lệ đã rơi trên trang sách. “Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó.” (Bill Gates). Thật thế, mình chắc rằng, tác giả muốn chúng ta phải biết chấp nhận dần với thực tại dẫu nhiều lúc nó còn vất vả. Chỉ khi chúng ta dám đứng lên vượt qua nó, giữ được cái cốt cách lương thiện, trung thực thì ắt hẳn tương lai sẽ đẹp đẽ vô ngàn.
Nội dung: Đạt Trần - Bila Team