Giỏ hàng

REVIEW "Người tình" - Marguerite Duras

Sự chối bỏ vừa là một hành động, vừa là một trạng thái. Marguerite Duras đã khám phá ra cả hai điều đó trong cuốn “Người tình”, một cuốn tự truyện vượt ra khỏi phạm vi của văn xuôi truyền thống và tường thuật tuyến tính. “Một trong những vai trò của viết lách chính là xóa bỏ mọi thứ”, Duras, người đã thành thạo dệt tấm thảm kí ức của mình vào cuốn sách của những xúc cảm sâu lắng, đã nói như vậy.

Một cô gái Pháp đáng thương đứng trên bờ vực chiến tranh Việt Nam, cái nghèo và chủng tộc của Duras đã biến cô thành người ngoài cuộc ở mọi nơi cô sinh sống. Ở tuổi 15, cô đã rơi vào tình yêu với một người ngoài cuộc khác, một người đàn ông Trung Hoa giàu có, con trai của một triệu phú. Duras và người tình của mình tồn tại ở ngoại vi của xã hội, nhưng họ nhanh chóng nhận ra lí do họ đứng ngoài lề là không cùng một loại. Trong khi một người được chấp nhận, nhưng người kia thì không. Dòng máu da trắng của Duras cho cô được hưởng một số đặc quyền ở Việt Nam, chẳng hạn như nhập học tại trường nội trú nhà nước, nhưng khi tin tức về chuyện tình của cô lan truyền, những học sinh khác bị cấm không được nói chuyện với cô. Cô lại trở nên thiệt thòi hơn nữa - vừa nghèo còn vừa bị xem là “đĩ”.

Khi Duras đến tuổi lấy chồng, cô nhận ra rằng sự chối bỏ có một quyền lực đáng sợ. Mẹ của cô đã đe cô rằng tại vì người yêu của cô mà cô sẽ không bao giờ có thể kết hôn được ở thuộc địa vì ở đây “mọi thứ đã bị vỡ lỡ hết rồi”. Nhưng cô cũng nhận ra được rằng sự chối bỏ là không tuyệt đối. Vật chất và con người đều có thể thay đổi. Sự chối bỏ có thể đi kèm với sự tự do, và thứ mà một người bỏ đi lại có thể được trân trọng bởi người khác. Duras đã nhận ra rằng ngay cả cô, một cô gái trẻ, cũng sở hữu năng lực này.

Xuyên suốt cuốn sách, cô đội một chiếc mũ phớt của đàn ông và đi đôi giày kim tuyến vàng - tất cả những món quần áo mà cô mua trong buổi gặp mặt cuối cùng của hai người. Duras không những không cảm thấy xấu hổ vì trang phục kì quặc của mình mà cô lại cảm thấy thật quyến rũ. Trong những bộ quần áo đó, sự không phù hợp đã “biến thành một thứ gì đó khác, một sự lựa chọn của lí trí.” Cô thừa biết chiếc mũ và đôi giày không phù hợp với nhau và với cơ thể nhỏ nhắn của mình, nhưng cô mang chúng đi bất cứ đâu ở bất cứ thời điểm nào. Chúng trở nên thật quý giá. Duras sử dụng sức mạnh của cơ thể mình để chứng tỏ sự độc lập, nổi loạn của cô.

Con người, cô thấy rằng, không hề đơn giản. Khi những trở ngại cho mối quan hệ của họ tăng lên, Duras và người yêu của mình đã bị áp lực xã hội vùi dập. Khi cha của người kia ngăn cản cuộc hôn nhân của họ, tuyên bố rằng thà nhìn con trai mình chết còn hơn là nhìn nó đi cưới một “con đĩ da trắng”, Duras đã tự mình đối mặt với sự phản đối này, và khẳng định rằng dù thế nào đi nữa cô cũng sẽ không cưới anh ta. Gia đình cô cũng không đồng ý và gọi anh ta là “kẻ xấu xí và yếu đuối”, Duras phủ nhận tình cảm của hai người và tuyên bố rằng chỉ lợi dụng anh ta vì tiền mà thôi. Sau đó, cô đã lặng lẽ khóc thầm.

“Cuộc đời tôi từ rất sớm đã trở nên quá muộn”, cô viết, “Tôi đã không hề làm gì khác ngoài việc đứng đợi bên ngoài cánh cửa đóng kín.” Và, phần lớn những gì mà “Người tình” thể hiện chính là khả năng nhận thức được khi nào là “quá muộn”. Nhiều năm sau, khi Duras đã trở thành một bà già, một người đàn ông đã nói với bà rằng “Mọi người đều nói em thật xinh đẹp khi em còn trẻ. Anh muốn nói với em rằng anh lại thấy em xinh đẹp hơn khi ở hiện tại.” Sau chiến tranh, sau những cuộc hôn nhân, những đứa con và quyết định li hôn, khi mà Duras rời Việt Nam và chuyển về Pháp, cô và người yêu của mình đã liên lạc lại với nhau. Anh gọi điện cho cô chỉ để nói rằng, giống như trước đây, anh vẫn còn yêu cô, rằng anh không thể ngừng yêu cô và rằng anh sẽ mãi yêu cô cho đến lúc chết.

Dịch: Thanh Nhã - Bila Team
Ảnh: Ngọc Huyền - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top