Giỏ hàng

Bài Học Từ Sách “Tác động thầm lặng”

10 Thế Mạnh Của Người Hướng Nội, Có Thể Bạn Chưa Biết?

Bạn có phải là người hướng nội? Bạn có tò mò về hay muốn biết về những thế mạnh của bản thân không? Nếu bạn khám phá ra thế mạnh của bản thân, điều này sẽ giúp bạn có thể vận dụng chúng để đạt được những gì mà bạn muốn, tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ,...

Hãy cùng Bila khám phá 10 thế mạnh của người hướng nội trong cuốn “Tác động thầm lặng” này nhé:

1. Cẩn trọng

Những người hướng nội thường thực hiện công việc một cách cẩn trọng, tránh những rủi ro và phiêu lưu. Họ luôn quan sát một cách kỹ lưỡng, nghĩ trước khi nói, khiêm tốn và thường ít nói về bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng luôn cư xử một cách tôn trọng và thích giữ khoảng cách với đối phương.

2. Tập trung

Người hướng nội có khả năng tập trung cao, họ hướng năng lượng của mình một cách chính xác vào các hoạt động bên trong hoặc bên ngoài. Họ cũng cực kì kiên trì và chuyên tâm với mọi thứ, đôi khi họ đề cao sự cảnh giác.

3. Lắng nghe

Nhiều người hướng nội có khả năng lắng nghe tốt hơn phần lớn những người khác. Họ hấp thụ thông tin như một nhà quan sát bẩm sinh và một bộ xử lý các ấn tượng được truyền đến, sau đó đánh giá chúng trong suy nghĩ tiếp theo và trong cả câu trả lời của họ. Luôn lắng nghe một cách chân thành.

4. Điềm tĩnh

Sự bình thản bên trong là nền tảng cho sự tập trung, thư giãn, rõ ràng và sâu sắc.

Điềm tĩnh hay tĩnh lặng sẽ giúp người hướng nội thấu hiểu, nhìn nhận tích cực về thế giới và tăng sự tập trung cao.

5. Tư duy phân tích

Cách người hướng nội tư duy phân tích: Lập kế hoạch và xây dựng cấu trúc, chia nhỏ các vấn đề phức tạp và suy ra thông tin, thái độ, các giải pháp và cách tiếp cận từ đó một cách có hệ thống.

Người hướng nội khi phân tích thường đào sâu vào tận cùng của vấn đề. Thế mạnh của họ nằm ở kĩ năng nghiên cứu, so sánh và khám phá.

6. Độc lập

Độc lập vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của người hướng nội. Khi họ độc lập, họ có thể tự chịu trách nhiệm, tự đưa ra quyết định mà không cần vào sự đảm bảo của người khác.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tính cách này sẽ khiến giảm đi mối quan hệ trong giao tiếp giữa họ và đối phương.

7. Kiên trì

Người hướng nội kiên trì trong cách họ làm việc: mức chu đáo và chuẩn bị để xử lý các vấn đề khó khăn của họ thường cao trên mức trung bình. Họ tập trung vào mục tiêu, cực kì tận tâm và không dễ bị phân tâm như người hướng ngoại, những người thường để tâm hồn bay bổng theo những kích thích bên ngoài.

8. Viết

Thay vì nói, người hướng nội sẽ chọn viết. Giao tiếp bằng viết lách: Từ ngữ có thể được phát biểu và cân nhắc kĩ lưỡng trong một email hơn là một cuộc điện thoại,...

Tuy nhiên, giao tiếp bằng văn bản cũng dựa trên hoàn cảnh, không sử dụng phương pháp này để tránh trao đổi quan điểm trực tiếp.

9. Đồng cảm

Những người có khả năng đồng cảm thường chú tâm lắng nghe đối phương trong khi giao tiếp. Họ dễ dàng tìm ra được động lực thúc đẩy người khác, do đó họ có thể quyết định điều gì là quan trọng và điều gì cần thiết.

10. Thực chất

Khi giao tiếp, những người hướng nội thường truyền đạt vấn đề cho người khác  sâu sắc và có giá trị. Họ nhấn mạnh vào các điểm thiết yếu. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng xây dựng những tình bạn sâu sắc và chân thành kéo dài suốt đời.

Nội dung: Thanh Thanh - Bila Team

Ảnh: Anh Duy - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top