Giỏ hàng

3 Cách Để Giúp Những Cô Cậu Thanh Niên "Lười Nhác" Của Bạn

Không một ai thích khi phải tuân theo những điều được bảo cả, đặc biệt là những bạn trẻ tuổi vị thành niên đang cảm thấy chật vật

Từ bỏ cái mác độc đoán và tìm lại sự bình yên

Có phải bạn đang cảm thấy bực bội và kiệt sức khi cứ phải vật lộn với sự thiếu động lực và thiếu ý chí vượt qua bản thân của những cô cậu thanh niên mới lớn không? Nếu đúng là như vậy thì tôi thực sự đồng cảm với bạn. Với tư cách là một huấn luyện viên cho những bậc cha mẹ đang phải đấu tranh với con cái tuổi trưởng thành của họ, tôi đã từng nghe khá nhiều câu chuyện mà chủ yếu là về sự bực bội đối với những đứa con tuổi trưởng thành mà luôn:

+ Sống với cha mẹ, đi ngủ trễ, và lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi hoặc thiếu động lực để xin việc làm.

+ Khá giỏi trong việc tìm công ăn việc làm nhưng lại không thể giữ việc được.

+ Luôn trông mong nhiều hơn nữa, thay vì biết ơn cha mẹ họ vì những khoản trợ cấp cho nhà ở, bảo hiểm xe hay học phí đại học.

+ Hứa là sẽ rửa bát hoặc làm việc nhà nhưng cuối cùng cũng vẫn để dở

+ Không thể đưa ra quyết định về việc tiếp tục học đại học.

+ Đi được 2/3 chặng đường đại học nhưng rồi lại bỏ dở.

+ Quan hệ hay thậm chí gắn bó với những bạn tình nhiều vấn đề (thậm chí có hành vi lạm dụng)

+ Tham vọng cao nhưng lại thiếu kiên trì để theo đuổi một cách thực tế.

+ Lúc nào cũng thiếu tập trung nhưng một khi nhắc đến ma túy hoặc những chất kích thích khác thì lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.

Và Cái danh sách này vẫn cứ thế tiếp tục! Nhưng gắn lên người những đối tượng có biểu hiện giống như trên cái mác “lười nhác” thường không phải là câu trả lời cho vấn đề này.

Trong những trường hợp như thế này, nhiều phụ huynh nhận thức được rằng hoặc nói rằng (hoặc là cả hai) con cái của họ là rất lười biếng. Nhưng cái danh xấu này, mang tên “lười biếng” lại rất rắc rối bời vì một khi bạn gắn mác một người, họ sẽ cố gắng bị ảnh hưởng bởi nó và sống đúng như những gì được nói. Thay vì hành động theo cách tiêu cực bằng việc gắn cái danh ấy lên những đứa con của mình thì hãy trở nên ủng hộ con bạn bằng những cách sau đây:

1. Dừng việc gắn cái mác “lười biếng” cho con của bạn

Được rồi, vậy bạn có suy nghĩ gì khi phát hiện ra những hành vi của con mình giống với một trong những biểu hiện được nêu ở đầu bài viết? Chắc hẳn tụi nó rất lười biếng rồi đây? Nào, dừng lại một chút đã! Sao bạn không dùng những từ như Vật lộn với thời gian hoặc Cảm thấy cạn kiệt sức lực, hoặc thậm chí là Hoàn toàn không có động lực ,để thay thế cho cái mác lười nhác này?

Nghe này, đây không phải là tôi đang bao biện cho những hành động và quyết định đáng buồn của con bạn. Mà tôi chỉ đang cố gắng giúp bạn hiểu được cảm xúc của chính con bạn hay thậm chí là của bạn. Nhìn nhận con cái của bạn bằng cách bỏ đi cái mác “lười biếng” sẽ mở ra những cách mới giúp bạn hiểu , kết nối và thể hiện sự ủng hộ đối với con bạn!

2. Hãy trở nên bình tĩnh, cứng rắn và không quá kiểm soát con bạn

Không một ai thích khi phải tuân theo những điều được bảo cả, đặc biệt là những bạn trẻ tuổi vị thành niên đang cảm thấy chật vật. Cách tiếp cận từ tốn, kiên quyết và không quá cưỡng ép chính là yếu tố trọng tâm trong cuốn sách của tôi, 10 ngày để trở thành một đứa trẻ bớt ương bướng (tái bản lần 2). Người ta cảm thấy Cách tiếp cận này rất có ích trong việc dạy bảo những trẻ vị thành niên mà bạn thường thấy rất khó khăn để có một cuộc nói chuyện thẳng thắn cùng chúng. Sau tất cả, đạt được điều nói trên chính là mục đích của bạn đúng vậy chứ?

Tóm lại, cách tiếp cận này giúp bạn trở thành một chuyên gia về mặt cảm xúc trái ngược với hình ảnh hay la rầy, xung đột trong mắt con của bạn. Sau đây là một ví dụ cho việc ứng dụng sự từ tốn, cứng rắn đồng thời cũng không quá kiểm soát con cái:

“Mẹ nghe nói rằng con đang cảm thấy bực bội vì mẹ cứ liên tục hỏi con về việc con đã có việc làm hay chưa. Mẹ sẽ cố gắng tránh đụng chạm đến việc đó. Mẹ nhận thấy rằng việc lăn xả ngoài đời để tìm việc là rất choáng ngợp, khó khăn. Nhưng đồng thời cả hai ta cũng biết rằng con sẽ cảm thấy tốt hơn nếu như con tự lập hơn và có được một chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống của mình. Mẹ chỉ cần con biết rằng lúc nào mẹ cũng ở bên con và ủng hộ con.”

3. Hãy để ý kĩ và dựng nên “một hòn đảo động lực”

Bạn càng tìm kiếm ở con cái những hành động thể hiện sự chủ động, sự thôi thúc và sự kiên trì thì bạn sẽ càng thấy những điều đó xuất hiện ở con cái bạn ngày một nhiều hơn. Để tôi đưa ra một ví dụ khác về điều này nhé, hôm nay nếu như bạn đi dạo chơi và quyết định mua một chiếc xe hơi với thương hiệu, kiểu dáng và màu sắc nhất định thì chẳng phải là sẽ có cơ hội cao rằng bạn sẽ bắt gặp một chiếc xe giống y đúc chạy trên đường phố vào ngày hôm sau hay sao? Đây là bởi vì cái mà người ta gọi là sự chú ý có chọn lọc, nó là một quá trình mà sự tập trung chỉ dồn vào một đối tượng nhất định và dành sự phớt lờ cho những thứ khác.

Vì vậy, bạn càng để ý vào đống quần áo ngổn ngang hoặc chậu chén bát vẫn còn dở trong bồn rửa, thì bạn sẽ ít phát hiện thấy rằng con bạn đã đưa rác đi đổ hoặc thậm chí còn cắt cỏ trong sân nhà. Hơn thế nữa, con bạn còn dậy sớm hơn thường ngày. Tôi không khuyên bạn với tư cách là phụ huynh thì hãy hoàn toàn phớt lờ đi đống quần áo hỗn độn hay đống chén bát đó. Tôi cũng không nói rằng bạn nên tổ chức tiệc mừng chỉ vì con bạn đã dậy sớm.

Thay vào đó, hãy cố gắng để ý rằng rác đã được đem đi đổ hoặc bãi cỏ đã được cắt tỉa gọn gàng. Hoặc, những điều nhỏ như con gái bạn đã dậy sớm hơn và liên lạc với nhân viên tư vấn về việc trở lại học đại học. Hãy cố hết sức để nhận thấy và ủng hộ những điều tốt mà con bạn đã làm được. Rốt cuộc thì tôi chưa từng nghe đứa trẻ vị thành niên nào than phiền về việc bố mẹ chúng đã tranh thủ thời gian như thế nào để hiểu chúng và nhận ra những việc mà chúng đã làm tốt, mặc dù nếu xét về những mặt khác, chúng có vẻ vẫn còn khá “lười biếng”.

Nội dung: Ngọc Huyền - Bila Team
Ảnh: Chu Loanh - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top