Giỏ hàng

7 Bài Học Về Công Việc Và Cuộc Sống Tôi Rút Ra Được Từ Tác Phẩm “Cuộc Đời Của Pi”

“Cuộc đời của Pi” - cuốn sách giành được Giải thưởng văn học Man Booker của tác giả Yann Martel - đã được đạo diễn Ang Lee, người nổi tiếng với hai tác phẩm “Ngọa hổ tàng long” và “Chuyện tình sau núi”, chuyển thể thành công sang bản điện ảnh. Đây là câu chuyện về cuộc hành trình kỳ diệu đi khám phá chính bản thân và đức tin vào Chúa của nhân vật chính Pi trên chiếc thuyền cứu hộ cùng với Richard Parker, một chú hổ Bengal Hoàng gia. Bằng một câu chuyện hấp dẫn xoay quanh nhiều chiều và những cảnh quay vô cùng đẹp mắt, bộ phim thu hút người xem tới tận phần kết và nhận được đánh giá cao từ các nhà phê bình và khán giả. Bên cạnh đó, cũng có một vài những bài học hay về cuộc sống và công việc mà chúng ta có thể đúc kết từ “Cuộc đời của Pi”.

1. Nếu bạn đặt niềm tin vào tất cả mọi thứ, cuối cùng bạn sẽ chẳng còn tin tưởng bất cứ thứ gì nữa.

Cha của Pi, Santosh Patel đã nói điều này với con trai của mình tại bàn ăn khi mà Pi tò mò về các tôn giáo khác nhau và muốn theo tất cả các tôn giáo ấy cùng một thời điểm. Những lời của ông không chỉ đúng về mặt tôn giáo mà còn có giá trị đối với cuộc sống thường ngày và công việc của chúng ta. Thật là khó để đi theo nhiều con đường khác nhau cùng một lúc bởi rất nhiều trong số những lối đi ấy vốn dĩ đã mâu thuẫn với nhau, thường tạo ra sự hỗn độn cũng như gây khó khăn cho việc tập trung và đôi khi, dẫn đến việc lãng phí thời gian. Đối với một doanh nhân, điều quan trọng là phải chọn được đúng người cố vấn, người hướng dẫn cho mình. Việc lắng nghe mọi lời khuyên sẽ kìm hãm cơ hội của bạn và khiến bạn khó được mục tiêu cuối cùng. Như đối với những đức tin và các cố vấn trong cuộc sống, các doanh nhân phải cẩn thận trong việc chọn lựa mô hình kinh doanh và nhóm đối tượng tiêu dùng của họ. Trong những ngày đầu, khi mà một doanh nhân đang cố gắng thành lập doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là phải ưu tiên và quyết định xem bạn đang nhắm mục tiêu vào doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn, hoặc bạn đang hoạt động trong phân khúc B2B (Business to Business - mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) hay B2C (Business to Customer - mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với khách hàng). Theo đuổi những con đường khác biệt và thường xuyên phân tán năng lượng sẽ khiến bạn kiệt sức nhanh chóng và kết cục là bị vỡ mộng với toàn bộ quá trình.

2. Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng

Tên khai sinh của Pi Patel là Piscine Molitor Patel, được người chú của cậu đặt theo tên một bể bơi ở Pháp. Hiển nhiên cái tên này đã khiến cậu bé rất đau khổ mỗi khi mọi người chế nhạo tên cậu cả ở trường và bên ngoài. Pi đã phải cố gắng hết sức trong một nỗ lực thay đổi tên mình. Cậu bé sớm nhận ra rằng cái tên này có thể gây tổn thương cho bản thân mình nhiều hơn nữa trong suốt quãng đời này. Lúc đầu, cậu bé cố gắng giải thích với từng cá nhân và sau đó là với cả nhóm người về việc tên của cậu bắt nguồn từ chữ cái Hy Lạp Pi (ký hiệu: π), tỉ số giữa chu vi đường tròn với đường kính của nó. Nhưng việc làm này lại không hề hiệu quả. Do vậy, Pi đã quyết định phải nhớ giá trị của π chính xác đến hàng trăm chữ số thập phân để thuyết phục họ. Việc liên kết một câu chuyện với cái tên khiến mọi thứ trở nên khá khẩm hơn. Vì vậy, nếu bạn đang phải tạo dựng một thương hiệu mới để thay thế thương hiệu cũ có cùng vấn đề như trên, hãy dành thời gian kể một câu chuyện hay để thu hút trí tưởng tượng của người nghe. Câu chuyện ấy luôn gắn liền với thương hiệu của bạn. Và giống như Pi Patel đã lĩnh hội được điều này không mấy dễ dàng, việc xây dựng lại thương hiệu có thể là một bài toán khó và thường rất tốn kém. Do vậy, nếu bạn đang thừa hưởng một thương hiệu không mấy sáng tạo hoặc chưa thực sự thú vị, việc bắt đầu với nỗ lực thay đổi thương hiệu giống như Pi đã làm thực sự có ích. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu cuốn sách hay bộ phim này có tên là “Cuộc đời của Piscine Molitor”, tác phẩm có thể đã không thành công đến vậy. Chọn một thương hiệu tốt có thể là bước khởi đầu trong việc tạo dựng một thương hiệu thành công.

3. Lập kế hoạch là một việc thiết yếu, không phải là sự lựa chọn.

Khi Pi bị ném xuống một chiếc thuyền cứu hộ trên biển với nguồn lương thực có hạn sau khi chiếc thuyền của anh bị lật, anh ta phải lên kế hoạch để sống sót qua một thời kỳ cực kỳ bất ổn trên một vùng biển khắc nghiệt. May mắn thay, Pi tìm thấy một cuốn cẩm nang giúp anh ta lên kế hoạch cho quãng thời gian ở trên con thuyền này. 

Nếu bạn là một doanh nhân, hãy coi cuốn cẩm nang này như là kế hoạch kinh doanh của bạn. Luôn đặt cuốn sách ở chỗ dễ lấy, làm theo kế hoạch và dĩ nhiên, duy trì việc tham khảo sách là điều rất quan trọng khi bạn không chắc chắn và cần theo dõi tiến độ công việc bạn đang làm. Chắc hẳn, thứ quan trọng nhất đối với một doanh nhân là tiền. Và ban đầu, khi thu nhập còn thấp và không ổn định, một doanh nhân cần đảm bảo rằng, tiền (tài nguyên) sẽ tồn tại cho đến khi doanh thu tăng hoặc vòng tài trợ tiếp theo sẽ đến vào lúc “hành trình” kinh doanh gặp sóng gió. 

Trong cuộc sống cũng vậy, hãy không ngừng lập kế hoạch cho những chặng đường khác nhau trong cuộc đời bạn, không chỉ trong những ngày khó khăn, khi mà tiền tài cạn kiệt. Điều này sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp.

4. Đừng đặt tất cả ‘trứng’ vào một “cái giỏ”

Khi Pi nhìn thấy Richard Parker trên chiếc thuyền cứu hộ, anh ta đã vô cùng sợ hãi. Pi đã ném tất cả lương thực dự trữ trong thuyền vào một chiếc bè tạm bợ được buộc vào thuyền và quyết định chuyển sang ở trên bè. Vào lúc ấy, việc làm này tưởng chừng như vô cùng khôn ngoan, chưa tính đến những mối nguy hiểm đáng sợ hơn mà Pi hoàn toàn không hề hay biết. Khi một con cá voi nhảy lên khỏi mặt nước vào ban đêm làm lật úp bè của Pi, khiến tất cả lương thực dự trữ rơi xuống đáy biển, anh ta mới nhận ra rằng, sống với ngài Parker trên thuyền có lẽ là lựa chọn tốt hơn. Khởi đầu, nguồn vốn thường bị giới hạn và việc bảo quản chúng cũng như ngăn chặn sự rò rỉ hay mất mát là điều rất quan trọng. Thật là tốt biết bao khi có một cơ sở an toàn và giải quyết thị trường. Đặt chân vào những vùng đất chưa được biết đến và chưa được khai phá mà không có sự nghiên cứu cặn kẽ và đưa tất cả vốn ra thị trường mà không bảo vệ sân sau của chính bạn có thể là một sai lầm chết người, rất ít người khởi nghiệp có thể trụ vững được.

 Ngoài ra, nếu nguồn vốn của bạn có hạn và bạn có nhiều sản phẩm cùng thuộc loại vốn, tốt hơn hết là hãy phân tán chúng vào nhiều nhóm nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một sản phẩm để thành công. Đây chính là xác suất thấp trong môi trường khởi nghiệp mà sự chắc chắn không hề cao. 

Trong cuộc sống, cho dù bạn có đang đầu tư cho một tương lai an toàn và tốt đẹp hơn hay không thì việc phân tán nguồn vốn của bạn vào các lựa chọn hiện hữu khác nhau là đúng đắn. Để tiến bộ hơn trong công việc, hãy cân nhắc việc nâng cao kỹ năng và nhận thức về những thực tế trong thị trường việc làm. Đừng chỉ bó buộc bản thân bạn trong công ty hiện tại và cố ở lại lâu dài.

5. Học cách cùng tồn tại

Sau sự việc xảy ra với cá voi, Pi đành chấp nhận sự rằng anh phải sống với ngài Parker trên thuyền cứu hộ, một ý nghĩ mà anh ta đã luôn né tránh lâu nay. Bước đầu, anh ta quyết định bắt đầu giao tiếp với ngài Parker, bắt đầu đánh dấu lãnh thổ của họ và đặt ra một vài quy tắc. Việc ngài Parker tồn tại trên thuyền khiến Pi phải cảnh giác mọi lúc. Khi ngài Parker nhảy xuống vùng biển Thái Bình Dương để tìm kiếm cá, Pi đã giúp Parker lên thuyền và rồi dần dần, giữa họ bắt đầu hình thành một sự gắn kết. Ngài Parker là người “đồng sáng lập” và cũng là “đối thủ cạnh tranh” của Pi trong chuyến hành trình “kinh doanh”. 

Một doanh nhân phải chung sống với cả hai kiểu người này. Với người đồng sáng lập, điều quan trọng là phải giao tiếp rõ ràng, vạch rõ vai trò, trách nhiệm và đảm bảo rằng các bạn không thể xâm phạm vào không gian của nhau. Một doanh nhân cần học cách sống chung với sự cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh giữ người ta luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ và tập trung vào việc mình đang làm. Điều quan trọng là phải giữ cuộc cạnh tranh luôn lành mạnh và không sa vào các chiến thuật bẩn thỉu, phi đạo đức trong thị trường. Điều này thậm chí có thể là giúp đỡ một đối thủ cạnh tranh trong khi bảo vệ quyết liệt thị phần của bạn, nếu điều này giúp cho toàn bộ thị trường tăng trưởng.

6. Luôn vận động

Khi Pi đặt chân đến một hòn đảo nổi huyền bí của loài tảo ăn thịt, nơi mà loài chồn Meerkat sinh sống, có vẻ như, anh ta đã đến được một ốc đảo của sự sống với nguồn thức ăn dồi dào, nước uống và nơi trú ẩn. Nhưng điều này có lẽ tượng trưng cho việc đặt một thứ gì đó ở mức trung bình khi mà đáng ra phải tốt hơn trong cửa hàng. Tuy nhiên, băng qua dặm cuối cùng thường là phần khó nhất của cuộc hành trình khi mà cả thân thể và tâm trí đều muốn từ bỏ. Ngoài ra, điều này có khả năng là một sự thỏa hiệp nguy hiểm đầy rẫy mối đe dọa, giống như việc sống ở một hòn đảo có thể tự biến bạn thành loài ăn thịt vào ban đêm. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, điều quan trọng là phải không ngừng vận động và không tự mãn với những thành công nhất thời - đạt được một số cột mốc quan trọng. Để mắt tới cái đích cuối cùng mới là điều đáng lưu tâm. Pi liên tục tìm kiếm các dấu hiệu như quan sát chồn Meerkat chạy trên khu đất cao hay tìm răng bên trong bông hoa. Một doanh nhân cũng phải chú tâm lắng nghe, liên tục phát triển và cải tiến sản phẩm của mình bằng cách tung ra các phiên bản mới hoặc là các sản phẩm mới để khỏa lấp những khoảng cách mới xuất hiện trên thị trường. Đôi khi, cũng có thể hiểu là, thay đổi mô hình kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trường nếu những biến động thị trường đòi hỏi hành động như vậy.

7. Đừng từ bỏ

“Cuộc đời của Pi” là câu chuyện về sự kiên trì và cũng là câu chuyện về sự không ngừng vươn lên, thậm chí ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Pi đã không từ bỏ hi vọng và luôn tiến về phía trước. Dù có là biển đen hay những đám mây đen hay những con sóng hung bạo hay kẻ săn mồi đói khát làm bạn đồng hành, Pi cũng không bao giờ từ bỏ hi vọng sống sót. 

Tương tự, đối với một doanh nhân, điều quan trọng là cần phải nhớ rằng những ngày đen tối nhất không bao giờ kéo dài mãi mãi. Không ngừng nuôi dưỡng ước mơ của bạn và đừng bao giờ bỏ cuộc trong cuộc sống. Vậy nên, có những ngày mà bạn suy sụp, ở trong tình trạng tuyệt vọng và đứng trước bờ vực của sự từ bỏ, bạn phải nhớ rằng giai đoạn này cũng giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, chỉ là tạm thời và sẽ sớm qua thôi. Có những lúc mà dường như bạn đã cố hết sức có thể trong khả năng của mình và chỉ cần một chút nữa thôi là bạn đã làm được rồi. 

Trong khoảng thời gian ấy, bạn cần phải nhớ rằng luôn có ai đó coi chừng bạn và bạn không ở đây mà chẳng có lí do nào cả. Sẽ luôn có một vài cơ hội như cá bay vọt trên mặt biển - cho thức ăn hay mưa - cho nước uống hay đảo nổi - để nghỉ ngơi. Những cơ hội này sẽ giúp bạn trụ vững cho tới khi bạn vươn tới bến bờ thành công, miễn là bạn không bỏ cuộc.

Đây là một vài điều tôi học được từ “Cuộc đời của Pi”. Còn bạn thì sao?

(Nguồn: https://yourstory.com | Người viết: Pritam Roy)

Sưu tầm: Ngọc Bích
Ảnh:Chu Loan


Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top