Giỏ hàng

[Bài học từ sách] Tuổi Trẻ Điên Cuồng Để Sống Kiên Cường

Có phải khi bước chân vào thế giới này bạn luôn phải chịu những sóng gió? Có phải chúng ta luôn PHẢI rơi xuống vực tuổi 20? Có phải mọi thất bại đều không thể cứu vãn nổi?... Tuổi 20 chồng chất những gian nan giống như chiếc cầu nối tới tuổi 30, khi chúng ta rèn luyện bản thân và đến 40, 50 là người đạt đến giới hạn của mình. Dù ta trượt chân, vấp ngã hay thậm chí rơi xuống cây cầu ấy thì cũng đâu cần bi quan bởi chúng ta đang ở tuổi 20 cái tuổi chúng ta được quyền sai lầm. Thất bại không phải là dấu chấm hết mà là một cơ hội để bứt phá, sự sợ hãi thất bại mới chính là sự thất bại lớn nhất. Không một ai chưa từng nhuốm mình vào bể khổ, nhưng có người nằm mãi trong lớp bùn đất đó, có người khiến bể khổ thành cơ hội để vươn lên. Vậy bạn có biết, thất bại tuổi 20 có ý nghĩa gì với cuộc đời bạn không? Hãy khám phá từ Tuổi trẻ kiên cường, để sống kiên cường của Max Kirishima nhé!

1. Thất bại tuổi 20 đôi khi là cơ hội tuyệt vời

Không ai thành công hay sống ở tuổi 30, 40 mà chưa từng nếm mùi của thất bại. Vì vậy, “giai đoạn thích hợp” để thất bại chính là độ tuổi 20. Vì ở độ tuổi này, nên dù thất bại hay thành công vốn dĩ luôn dễ dàng để hồi phục. Khi đầu óc, sức khỏe còn dồi dào, tại sao không thử lao vào biển lửa? Nếu đã xác định sẽ ngã, thì tinh thần phả tôi luyện thật vững chắc. Điều tất cả chúng ta vẫn chưa làm được đó là chính là giữ vững định kiến và lập trường khi khó khăn. Sẵn sàng chấp nhận bất kỳ môi trường, thử thách nào. Vì vậy, khi còn tích lũy kinh nghiệm là điều rất quan trọng. Bạn phải tránh đưa mình vào trạng thái thất vọng và xây dựng cho mình một niềm tin, mục tiêu chính là để tránh điều bị sao nhãng bởi thất bại. Max Kirishima từng nói: “ Trong toa tàu chật kín rung rinh, phải gỏi giữ thăng bằng mới có thể đứng vững. Khả năng đó được rèn luyện bởi những lần bạn bị xô đẩy, vấp ngã”. Tinh thần không ổn định, chúng ta sẽ chẳng làm việc gì ra hồn. Đến lúc đó, dù chỉ trầy xước da cũng đủ làm ta nhụt chí rồi. Hơn nữa, khi tinh thần đã ổn định, bạn sẽ trở thành con người dễ sống, dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh, môi trường gian nản ở những đoạn đường tiếp theo

2. Ngã rồi phải làm gì tiếp theo

Bạn cần xác định rằng: Tuổi 20 là “thiên đường thất bại”, vì vậy nó không phải dấu chấm hết mà chỉ là dấu phẩy cho những điều bất ngờ bạn có thể làm được từ thất bại đó. Theo tôi, thất bại như là hàng chữ được tô bằng bút highlight trong trang nhật ký đời người, đó là một cột mốc, cảm xúc hay là bước ngoặt của cuộc đời mỗi người.  Việc quan trọng là phải nỗ lực, làm hết sức và rút ra bài học cho mình.

Đôi khi, tôi gặp những câu hỏi lựa chọn kiểu như: Đứng giữa lưng chừng của thất bại bạn sẽ chọn ngoảnh lại hay bước tiếp? Có 2 ý kiến và họ luôn biện luận những lý do nghe có vẻ hợp lý và làm chúng ta lung lay. Dù bạn theo luồng khí nào thì phương châm sống của tuổi trẻ này là gì bạn biết không? Here and Now (Ngay tại đây, ngay bây giờ), hiểu sát nghĩa là: Trước khi cái “hãy còn sớm” biến thành “muộn mất rồi” thì chúng ta phải hành động ngay, không thể chần chừ mà nhìn về quá khứ mãi được. Bởi lúc nhìn về quá khứ, chúng ta luôn cảm thán cặp quan hệ từ Nếu ngày ấy mình.... thì có lẽ bây giờ sẽ... hơn. Vậy chẳng khác nào chúng ta vừa ngồi trong đống bùn vừa mong ước kỷ niệm xưa hay sao?

3. Hãy lựa chọn người bạn đồng hành thật chân thành với mình

Chúng ta không thể hoạt động riêng lẻ, cũng chẳng thể một mình chống “bão” dù có mạnh mẽ đến đâu. Một người bạn đồng hành lý tưởng sẽ là người có thể cùng bạn vượt qua điều đó. Trong độ tuổi 20 chúng ta gặp rất nhiều người. Việc gặp gỡ, giao lưu và tham gia những hoạt động sẽ giúp bạn học tập lối suy nghĩ đa chiều, cách kết nối với ai đó và dần dần mở ra mạng lưới quan hệ “tiền đề” cho mình. Chúng ta có quyền thất bại, vụng về hay chút thô lỗ trong cách kết giao, nhưng dần cũng sẽ học được cách làm quen, bắt chuyện với người khác một cách thuần thục. Hãy bắt đầu từ mối quan hệ với những người bạn. Đương nhiên, không phải người bạn muốn hợp tác thì luôn sẵn sàng hợp tác. Cũng giống như những người khi bạn còn ở nhà lầu thì tìm cách thân thiết, khi cần chẳng thấy tăm hơi đâu, ở Hollywood gọi đó là ‘Fair-weather friend’ (loại bạn không nhờ vả được lúc khó khăn). Có lẽ, không ít người đã từng bị phản bội lòng tin từ việc hợp tác, nên đứng trước sự giúp đỡ của ai đó chúng ta thường do dự. Nhưng để mất cảm giác tiêu cực đó, chúng ta phải thử tin tưởng thêm lần nữa để có những đôi ngươi nhìn người sắc bén hơn.

4. Chúng ta học cách dùng tiền, chứ không phải kiếm tiền thật nhiều ở tuổi 20

Khi hỏi những người thành đạt ở Nhật Bản, Mỹ hay Trung Quốc điều gì quan trọng nhất với tuổi trẻ họ đều nói rằng: “ Việc học cách sử dụng tiền bạc là điều vô cùng quan trọng ở độ tuổi 20”. Việc tích lũy tiền bạc rất quan trọng nhưng việc quan trọng hơn đó là học được cách quản lý tiền bạc, chi tiêu thế nào cho có ý nghĩa với bản thân và nhận thức thế nào là hoang phí.  Để biết cách đầu tư chúng ta chỉ cần trả lời câu hỏi Why (vì sao lại đầu tư) có tầm quan trọng tương đương với How (đầu tư như nào). Bằng cách đó, chúng ta sẽ dễ dàng xác định mục tiêu đầu tư và động lực để phát triển. Bên cạnh việc học cách tiêu, chúng ta vẫn phải học những nguyên tắc trong tiền bạc, ví dụ như nguyên tắc về việc vay và cho vay: “Khi được người khác cho vay và trả lại, hãy coi đó là điều may mắn. Khi vay tiền từ người khác, hãy trả lại sao cho họ thấy may mắn vì đã cho mình vay”.

“Money doesn’t make me, I make money” (Tiền không làm ra tôi, tôi làm ra tiền) Đây là câu nói của võ sĩ quyền anh Floyd Mayweather- người đi từ cảnh bần đần đến danh hiệu quán quân thế giới, từng vô địch 5 hạng cân khác nhau, với nickname “Money”. Tùy vào mỗi người, tiền có thể vẫn dụng thành công cụ, nó cũng có thể là thư chi phối chúng ta , trở thành người xấu. Nếu không muốn rơi vào cảnh đó, tốt nhất chúng ta chỉ nên sử dụng tiền với vai trò thực sự của nó mà thôi

5. Chỉ cần kiên cường, tuổi trẻ sẽ mãi xanh tươi

Cuộc sống, chính là học cách kiên cường... Mỗi lúc bị người khác bài xích, chúng ta đều cho rằng bản thân đã làm sai. Mỗi lúc bị người khác lăng mạ, lại vì lý do đó mà rầu rĩ mấy ngày trời. Trong cuộc sống, sẽ có không ít người vô duyên vô cớ coi thường bạn, cũng sẽ đụng phải không ít kẻ vô duyên vô cớ thù ghét bạn. Vậy nên, chẳng cần phải để điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Trên đường về nhà, sẽ luôn gặp phải vài con chó điên bên đường sủa loạn, bạn chỉ cần tiếp tục tiến bước, chẳng cần bận tâm. Cuộc sống này chính là như vậy, một mặt hứng chịu đau thương, một mặt học cách kiên cường!

Cuộc đời không phải vở kịch chấm dứt chỉ một màn cũng chẳng phải bộ phim kết thúc ngay cảnh mở đầu  Tuổi trẻ, chúng ta có thể thành công, có thể thất bại, có thể tự tin, có thể chùn bước, nhưng tuyệt đối không được từ bỏ.

Nhất định phải mạnh mẽ để bước từng bước thật vững vàng vào cuộc sống này. Bạn làm được không?

Nội dung: Giang Trần - Bila Team
Ảnh: Mai Phương - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top