Giỏ hàng

Định Nghĩa Hiệu Ứng Đèn Gas - Thao Túng Cảm Xúc Bắt Nguồn Từ Đâu?


"Hiệu ứng đèn gas" là thuật ngữ dùng để chỉ hành vi lạm dụng tâm lí hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế. Bạn có tò mò về thuật ngữ này không, có muốn biết nó bắt nguồn từ đâu không và có đang hoang mang không biết mình đã từng bị như vậy hay chưa không?

Trong cuốn sách “Hiệu ứng đèn gas”, tiến sĩ Robin Stern đã chia sẻ về cảm hứng cho hành trình nghiên cứu về kiểu bạo hành cảm xúc thông qua một bộ phim.

Đó là bộ phim Gaslighting (Đèn Gas) - một bộ phim điện ảnh ra đời năm 1944 do nữ diễn viên xinh đẹp và tài năng Ingrid Bergman thủ vai chính cùng với Charles Boyer va Joseph. Khi công chiếu, đã thu về nhiều thành công.

Nội dung tác phẩm xoay quanh việc một người bị nữ bị chồng chi phối.
Trong phim, người chồng Gregory (do Boyer thủ vai) dần thuyết phục được Paula (do Bergman thủ vai) rằng cô bị điên. Ông ta thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm hoặc trí nhớ có vấn đề. Ông ta thường hỏi cô về cái ghim hoa cài cổ áo mà ông ta đưa cho cô và quan sát sự đau khổ của cô vì không tìm thấy nó trong ví của mình, nơi cô chắc chắn đã cất nó. Và hẳn nhiên Gregory đã cố gắng giấu nó đi. “Ôi, em yêu, em thật hay quên”- ông ta thường khăng khăng như vậy. “Em không hay quên” - nhân vật Paula thường trả lơi, nhưng dần dần, cô bắt đầu tin vào phiên bản giải thích sự việc của Gregory hơn là chính mình, không có khả năng tin tưởng trí nhớ hoặc nhận thức của mình. Trong phim Gregory cố tình gây ra sự loạn trí để nhằm chiếm đoạt món thừa kế của Paula – việc thuyết phục cô rằng cô không nên tin vào nhận thức của mình thực sự bắt đầu làm cho cô phát điên.

Và bạn có tin không, rất nhiều người đã từng là nạn nhân của hiệu ứng đèn gas. Thực chất nó có thể có từ trước đó, nhưng chẳng có ai có thể gọi tên một cách cụ thể hay hình dung rõ ràng cũng như thấy được tầm nguy hiểm của nó. Chỉ đến khi cuốn sách “Hiệu ứng đèn gas” của tiến sĩ ra đời, người ta đã khăng khăng hỏi tiến sĩ rằng: “Sao bà có thể biết được những điều mà tôi đã trải qua.” Rất nhiều người tâm sự rằng họ đã bị thắp đèn gas – hoặc họ đã từng bị thắp đèn gas trong những mói quan hệ trước đây, trong công việc va trong gia đình của họ.

Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về hình thức bạo hành cảm xúc này, hãy thử xem bộ phim Gaslighting và tìm đọc cuốn sách “Hiệu ứng đèn gas” nhé!

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top