Giỏ hàng

Phương Pháp Giúp Bạn Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi

Chúng ta đều biết rằng, nỗi sợ sẽ khiến ta bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Không ai thích cảm giác sợ hãi cả, chúng ta đều muốn vượt qua nó một cách dễ dàng. Nhưng bạn phải biết rằng vượt qua nó không hề đơn giản, bởi nếu không thì trên thế giới này đã không tràn đầy nỗi sợ hãi.

Vậy có những phương pháp nào giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi. Hãy cùng Bila khám phá những phương pháp đó qua cuốn “Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực” nhé!

1. Ý thức được rằng ai cũng có nỗi sợ hãi, không phải chỉ riêng bạn

Ai mà chẳng có nỗi sợ cơ chứ. Mỗi người đều sợ vật này vật kia, chỉ là nỗi sợ hãi của họ có thể không giống với của bạn. Hiểu được điểm này, bạn sẽ không coi mình là kẻ yếu đuối nữa. Bạn sẽ cảm thấy không chỉ có mỗi mình đang chiến đấu với nỗi sợ hãi. Đồng thời bạn có thể thảo luận với những người xung quanh về nỗi sợ của họ, học cách đối phó từ họ.

2. Hiểu rõ lòng mình về nguyên do của nỗi sợ hãi

Bạn đã thực sự hiểu về nguyên nhân của những nỗi sợ hãi chưa? Bở vậy, mỗi khi gặp nỗi sợ hãi, bạn hãy tự hỏi bản thân mình rằng:

“Sự vật hay sự việc mà tôi sợ hãi có nguy hại tới bản thân ở mức nào?

Khả năng xảy ra tình huống xấu mà tôi tưởng tượng trong lòng lớn đến đâu?

Nếu thực sự xảy ra trường hợp khiến tôi sợ hãi, bản thân có thể chịu đựng được không?

Giả sử chuyện tồi tệ nhất xảy ra, tôi có thể xử lí ổn thỏa không?

Tuy nhiên, con người luôn là vậy, so với những chuyện đã xảy ra hoặc thực sự có thể xuất hiện thì chúng ta lại nghiêng sự quan tâm hoặc tin vào những thứ chưa xảy ra, chúng ta cho rằng nó sẽ xảy ra. Vì thế bạn cần phải điều chỉnh tâm trạng của mình, xem nỗi sợ của mình không lí tính đến mức nào.”

3. Liệt kê những điểm lợi/hại mà nỗi sợ sẽ mang lại cho mình

“Bạn hãy viết nỗi sợ hãi của mình ra giấy rồi nghĩ xem: Nếu mình không sợ nó, cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào? Bất kể bạn sợ hãi gì, bỏ đi một điều sợ hãi sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn, chẳng phải sao? Vì thế, hãy tốn chút thời gian hỏi bản thân mình một vài câu hỏi sau đó viết đáp án ra, bạn có thể thấy được lợi ích khi mình khắc phục được sợ hãi, nó có thể tiếp thêm nhiều động lực cho bạn.

Những nỗi sợ hãi của tôi đã từng mang lại những bất lợi nào? (bao gồm lợi/hại về mặt tâm hồn và thực tế cuộc sống)?

Nếu bạn đánh giá khách quan được những điểm lợi và hại của việc mình sợ hãi, bạn sẽ nhận thấy nỗi sợ hãi trong cuộc sống hiện tại chính là cánh cửa đột phá tuyệt vời, bạn có thể bước qua và mở ra một cuộc sống tràn ngập màu sắc mới. Cảnh tượng hấp dẫn như vậy, nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón bạn như vậy xứng đáng để bạn sẵn sàng vì nó mà mạo hiểm.”

4. Không cần nhất thiết phải ép bản thân chiến thắng nỗi sợ hãi ngay lập tức

“Trong cuộc sống, có nhiều thứ tốt đẹp, giá trị đều cần phải chờ đợi lâu dài, khắc phục nỗi sợ hãi cũng vậy, không phải chỉ một cú đá là có thể giải quyết xong.

Cô con gái nhỏ của tôi sợ nước, khi dạy con học bơi tôi đã làm thế này: Những ngày đầu tiên, tôi không cho con xuống nước ngay mà chỉ để con gái ngồi đó nhìn chúng tôi bơi. Dần dần con gái tôi đồng ý nghịch nước ở ven bờ nhưng vẫn không dám xuống nước. Đợi đến khi con bé tiếp xúc quen với nước, tôi mới bắt đầu dẫn con tới chỗ nước nông để tập luyện. Mặc dù con gái tôi đã phải mất một thời gian dài để khắc phục nỗi sợ hãi này nhưng con bé đã không hề ca thán một câu nào trong suốt cả quá trình, bởi vậy điều này rất có lợi cho con trong việc vượt qua những nỗi sợ hãi khác sau này. Bạn cũng vậy, từng chút từng chút vượt qua nỗi sợ hãi của mình.”

5. Thực hiện một số bài luyện tập điều chỉnh tâm trạng

“Khi chúng ta cảm thấy sợ hãi, tâm trạng nhất định sẽ luôn bất an, không thoải mái. Lúc này, bạn có thể cần đến một số bài luyện tập để điều hòa, giúp bản thân mình nhanh chóng bình tĩnh lại và dễ dàng đối diện với nỗi sợ hơn. Tôi thường xuyên thử một số biện pháp dưới đây.

- Luyện tập thả lỏng. Khi bạn thở quá nhanh, tim đập nhanh thì cần phải điều chỉnh việc hít thở. Bạn hãy nhắm mắt, tưởng tượng mình đang ở một thảo nguyên xanh mát tươi đẹp để tâm trạng được điều hòa bình ổn lại. Sau đó hít thở sâu và chậm, bắt đầu thả lỏng mình từ phần đầu, cổ, cánh tay, lồng ngực, bụng, lưng... lần lượt đến chân, khiến cơ thể dần dần cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Bạn có thể làm như vậy trong cơn sợ hãi, cũng có thể luyện tập hằng ngày.

- Luyện tập tưởng tượng. Bài luyện này cần bạn thực hiện trong trường hợp chưa cảm thấy sợ hãi. Bạn có thể tưởng tượng mình đang đối mặt với sự việc hoặc sự vật đáng sợ nào đó. Do không phải đang ở hoàn cảnh thực sự nên bạn có thể tượng tưởng càng sinh động, càng cụ thể. Nếu trong suốt quá trình bạn cảm thấy sợ hãi thì hãy luyện tập thả lỏng. Sau đó tiếp tục cho đến khi bạn có thể bình tĩnh đối mặt.

Cuối cùng, chúng ta phải nhớ kĩ cách khắc phục nỗi sợ hãi tốt nhất chính là bắt tay thực hiện những việc khiến bạn sợ hãi.”

Ảnh: Lê Thảo - Bila Team

 

 

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top