Giỏ hàng

Tại Sao Người Trẻ Thế Hệ Y Không Hạnh Phúc?

Đây là Linh.

Linh thuộc Thế hệ Y (hay gen Y), thế hệ những người được sinh ra trong khoảng cuối những năm 1970 đến giữa những năm 1990. Linh là ví dụ điển hình cho một thế hệ trẻ đang sinh sống, làm việc tại các tòa cao ốc giữa trung tâm thành phố, có bằng cấp và thu nhập cao. Linh tận hưởng cuộc sống của mình và tràn đầy kiêu hãnh về bản thân. 

Vấn đề duy nhất ở đây là: Linh không cảm thấy hạnh phúc. 

Để hiểu được lý do tại sao, đầu tiên chúng ta cần xác định được điều gì làm cho ai đó hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Và tôi đã nghĩ tới một công thức đơn giản:

Nó cũng khá là dễ hiểu thôi - khi cuộc đời của một người phát triển theo hướng tốt hơn những gì họ mong đợi, thì họ hạnh phúc. Và khi đời thực tệ hơn hy vọng của họ, thì họ sẽ không hạnh phúc. Hãy để tôi lấy một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn, tôi và bạn tôi cùng tham gia một kỳ thi. Tôi học rất khá và mong muốn đạt được 28/30 điểm nhưng bạn thôi thì khác, lực học của cô ấy chỉ dừng ở mức ổn, cô ấy mong sẽ đạt được 24/30 điểm. Và khi trả điểm, chúng tôi đều đạt 26, nhưng phản ứng lại trái ngược hoàn toàn. Cô ấy thấy rất vui vì đã vượt qua được ngưỡng điểm mong muốn của mình, còn tôi lại cảm thấy không hài lòng chút nào bởi bản thân tôi hiểu rõ mình hoàn toàn có thể đạt được số điểm cao hơn.

Quay trở lại câu chuyện, để đa dạng hóa bức tranh, hãy cùng bàn luận thêm về phụ huynh của Linh:

Cha mẹ của Linh được sinh ra vào những năm 50, giai đoạn đầu của thời kỳ bao cấp và được nuôi dạy bởi ông bà của Linh, những người thuộc thế hệ 4x, một thế hệ từng phải bươn trải mưu sinh vì miếng cơm manh áo. 

 

Thế hệ ông bà Linh sống trong thời kỳ kinh tế quan liêu bao cấp - thời kỳ Nhà nước nắm giữ quyền phân phối và mọi loại hàng hóa đều được quy đổi theo tem phiếu. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi họ bị ám ảnh bởi sự “ổn định” - tức là có “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày” và quan điểm phải làm công nhân viên chức, cán bộ nhà nước. Họ cũng định hướng bố mẹ Linh như vậy. Họ muốn sự nghiệp của cha mẹ cô ấy ổn định hơn của họ, cha mẹ của Linh được học cách để xây dựng một sự nghiệp đầy triển vọng và ổn định. Như thế này:

Họ được dạy rằng không có gì có thể ngăn cản họ tới với bãi cỏ xanh tươi của sự nghiệp cả, nhưng họ vẫn cần phải bỏ ra hàng năm cố gắng để có thể biến nó thành hiện thực.  

(Dịch: Kỳ vọng về sự nghiệp của thế hệ hậu chiến

- Thành công, Số năm

- Làm việc chăm chỉ trong nhiều năm)

Sau khi trưởng thành khỏi những năm tháng thập niên 60, ba mẹ của Linh bắt đầu gây dựng sự nghiệp riêng của họ. Khi những thập niên 70, 80, và 90 dần trôi qua, thế giới được chứng kiến sự tăng trưởng về kinh tế chưa từng có. Họ làm tốt hơn cả những gì họ mong đợi và điều đó khiến họ cảm thấy hài lòng và tràn đầy lạc quan. 

(Dịch: Sự nghiệp thực tế của thế hệ hậu chiến

- Độ thành công, Số năm

- Thực tế, ngưỡng kỳ vọng

- Chỉ số hạnh phúc, thỏa mãn thực)

Với một cuộc đời bớt gian truân và tích cực hơn của cha mẹ của chính họ, phụ huynh của Linh nuôi dạy cô ấy với một cái nhìn tiến bộ hơn và cố gắng chu cấp cho Linh những điều kiện thiết yếu để phát triển bản thân. Và họ không phải những người duy nhất. Thế hệ 6x, 7x trong cả nước và cả thế giới đang dạy những đứa trẻ thuộc Gen Y rằng chúng có thể là bất cứ ai chúng mong muốn, từng chút từng chút làm sâu đậm cái cảm giác đặc biệt bên trong Gen Y.

Điều đó khiến các 8x, 9x có cảm giác tràn đầy hy vọng về sự nghiệp của họ, tới mức mà thậm chí một “bãi cỏ xanh tươi”, một công việc ổn định cũng là chưa đủ với họ. Một bãi cỏ xứng đáng đối với họ phải có cả hoa.

Điều này dẫn chúng ta đến với sự thật đầu tiên về hội gen Y.

Gen Y rất tham vọng 

(Dịch: Tôi nghĩ rằng mình có thể làm Chủ tịch nước… Nhưng liệu chính trị có phải niềm đam mê lớn nhất trong tôi không? Nghĩ lại thì mình cũng thích làm việc khác...)

Thế hệ Y muốn nhiều hơn ở một sự nghiệp chứ không chỉ là sự giàu có và ổn định. Sự thật là, một bãi cỏ xanh chưa thực sự đủ xuất chúng hay đủ đặc biệt cho một người thuộc gen Y. Trong khi ông bà họ chỉ mơ về một cuộc sống ổn định, bố mẹ họ mơ về một sự nghiệp thăng hoa, thế hệ Y chỉ muốn sống giấc mơ của riêng họ. 

Cal Newport chỉ ra rằng, dựa trên kết quả tìm kiếm Google, “theo đuổi đam mê” là một câu cửa miệng mà chỉ mới xuất hiện trong 20 năm trở lại đây. Cũng theo Google, cụm từ “công việc ổn định” không còn nhiều người truy cập nữa, trong khi đó, từ khóa “một sự nghiệp trọn vẹn” ngày càng được nhiều người tìm kiếm hơn.

(Dịch: Một sự nghiệp ổn định)

(Dịch: Một sự nghiệp trọn vẹn)

Để rõ ràng hơn, thế hệ Y không phải không muốn một sự thịnh vượng về mặt tài chính như cha mẹ của họ. Gen Y chỉ là cũng muốn được thỏa mãn bởi sự nghiệp của họ theo một cách mà cha mẹ của họ không nghĩ nhiều đến. 

Nhưng một điều khác nữa cũng đang xảy đến. Trong khi mục tiêu sự nghiệp của thế hệ Y nhìn chung đã trở nên cụ thể và tham vọng hơn, Linh cũng đã được gửi gắm một thông điệp thứ hai từ tuổi thơ của họ:

 

Đây có lẽ cũng là một thời điểm tốt để nói đến sự thực thứ hai về thế hệ Y:

Thế hệ Y rất dễ bị ảo tưởng

Linh luôn nghĩ mình đặc biệt hơn bạn đồng trang lứa. Linh thông minh hơn các bạn, có kỹ năng giỏi hơn các bạn, sáng tạo hơn các bạn. Nếu chỉ dám mơ ước về một công việc văn phòng nhàn hạ với một mức lương vừa đủ sống thì bạn cũng sẽ chỉ bình thường như bao người khác. Muốn dẫn đầu, bạn phải chấp nhận đi ngược với số đông. Tôi sẽ khởi nghiệp từ khi còn trẻ và trở thành một KOL…” - đại loại đó là những gì Linh nghĩ. Linh tin rằng mình khác biệt hơn so với các bạn khác. Song đó dường như đó nào phải suy nghĩ của mình Linh. 

Đối với gen Y, cuộc sống là chuỗi trải nghiệm. Giá trị vật chất không còn là ưu tiên hàng đầu của họ. Mỗi gen Y ít nhiều đều nghĩ rằng họ được trao sứ mệnh cho thứ gì đó khác tốt đẹp hơn. Sự nghiệp của họ chí ít không phải chỉ là một thảm cỏ đầy hoa, mà ít nhất:

Trên thảm cỏ đó phải có cả một con kỳ lân chói lóa nữa.

(Dịch: Sự nghiệp của Linh

- Sự nghiệp của các gen Y khác)

Vậy tại sao những người này lại dễ trở nên ảo tưởng? Bởi đây là những gì những người thuộc hệ 8x, 9x nghĩ, rằng họ có thể định nghĩa khái niệm của sự đặc biệt:

Đặc biệt

Tính từ

Tốt hơn, tuyệt vời hơn, hoặc khác biệt so với những thứ bình thường.

Theo như định nghĩa này, hầu hết mọi người đều không đặc biệt như họ nghĩ - nếu không thì sự “đặc biệt” ấy chẳng có ý nghĩa gì.

Ngay cả bây giờ, họ khi đọc những điều này sẽ đang nghĩ rằng, “Hay đấy... Nhưng lỡ đâu tôi nằm trong thiểu số người đặc biệt thì sao” - và đây chính là vấn đề.

Một ảo tưởng thứ hai bắt đầu xuất hiện khi họ bắt đầu đi làm. Trong khi mong đợi của bố mẹ Linh rằng những năm tháng chăm chỉ làm lụng cuối cùng sẽ dẫn tới một sự nghiệp vững chắc thì Linh lại cho rằng con đường công danh trải đầy hoa hồng là điều nghiễm nhiên với người xuất sắc như cô, và vấn đề của Linh chỉ là thời gian và chọn hướng đi. Mong đợi trước khi thực sự đi làm của cô ấy sẽ trông như thế này: 

(Dịch: Kỳ vọng về lộ trình công danh của Linh

- Thành công; Năm

- Hãy đợi đến khi thế giới được chiêm ngưỡng sự vĩ đại của tôi)

Nhưng đời nào như mơ, mọi thứ không dễ dàng như vậy, và điều kỳ lạ về sự nghiệp đó là chúng thực sự khá khó. Một sự nghiệp vĩ đại cần hàng năm đổ máu, mồ hôi và nước mắt để gây dựng lên - kể cả những sự nghiệp không có “hoa” hay “kỳ lân” - và kể cả những người thành công nhất cũng không thường làm được điều gì quá vĩ đại trong những năm đầu hay giữa 20 tuổi của họ.

Nhưng những người này không định chấp nhận điều đó.

Paul Harvey, một giáo sư từ Đại học New Hampshire và chuyên gia nghiên cứu về thế hệ Y trong quá trình khảo sát về vấn đề này đã tìm ra rằng Gen Y có “mong đợi không thực tế và sự kháng cự mạnh mẽ trước việc chấp nhận những nhận xét tiêu cực,” và “một hình ảnh thổi phồng của bản thân họ”. Anh ấy nói rằng “Phần lớn sự tuyệt vọng của những người với sự nhận thức mạnh mẽ về quyền lợi chính là những kỳ vọng không hồi đáp. Họ thường tự gắn bản thân với một mức độ tôn trọng và thành quả nhất định trong khi khả năng thực và công sức họ bỏ ra đều không hề cân xứng với chúng, nên họ rất có thể sẽ không đạt đến trình độ mà họ mong muốn.”

Khi tuyển dụng những người thuộc Gen Y, Harvey khuyên nên hỏi những câu như “Bạn có nghĩ rằng mình nổi bật hơn so với đồng nghiệp/bạn cùng lớp/v.v của bạn hay không? Giải thích tại sao?” Anh ấy cho rằng “nếu như thí sinh đó trả lời “có” nhưng lại gặp vấn đề trong câu hỏi “tại sao”, thì có thể là bởi vì họ đang gặp một vấn đề về việc  quyền lợi. Có lẽ là bởi vì nhận thức về quyền lợi thường dựa trên những cảm xúc vô căn cứ rằng mình vượt trội và xứng đáng. Họ được hướng để tin rằng, có thể bởi niềm kiêu hãnh quá cao mà họ tự cho cho rằng mình đặc biệt nhưng thường không có bất kỳ lý giải nào cho niềm tin này.” 

Trong một xã hội mà kết quả là tất cả, chỉ sau vài năm ra trường, Linh tìm thấy bản thân mình ở đây: 

(Dịch: - Kỳ vọng

- Sự khó chịu, thất vọng

- Thực tế) 

Sự tham vọng cực đoan của Linh, cộng với sự ngạo mạn thường trực khi trở nên ảo tưởng về giá trị của bản thân, đã để lại cho cô những kỳ vọng lớn lao dù là mới chỉ trong vài năm đầu sau đại học. Và cuộc đời thật của cô dường như nhạt nhòa khi đứng trước những kỳ vọng đó, khiến cho điểm hạnh phúc “thực tế - mong đợi” của cô ấy là một con số âm.

Và mọi thứ thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Hơn tất cả những điều đó, những người thuộc thế hệ đó dường như còn gặp chung một vấn đề nữa:

Thế hệ Y luôn cảm thấy thất bại

Chắc chắn rồi, một vài người từ trường cấp ba hoặc đại học của cha mẹ Linh có thể đã thành công hơn họ. Và dù họ có thể được nghe về nó rất nhiều lần, họ không thường nắm rõ được điều gì đang xảy đến với sự nghiệp của quá nhiều người như vậy.

Linh thì khác, cô luôn thấy bản thân quá yếu kém khi so sánh với những tấm ảnh “sống ảo”, “check-in” sang chảnh trên Facebook của bạn bè mình.

Mạng xã hội mở ra cho Linh một thế giới mà ở đó: 

  1. A) Những gì người khác đang làm đều công khai;
  2. B) Đa số mọi người đều thể hiện một phiên bản được thổi phồng lên của họ; và 
  3. C) Những người nói nhiều nhất về sự nghiệp của họ thường chính là những người có sự nghiệp (hoặc những mối quan hệ) tốt nhất, trong khi những người đang chật vật thường không nói quá nhiều về tình trạng của họ. 

Điều này khiến Linh có một cảm giác rằng tất cả mọi người ai cũng có sự nghiệp thăng tiến, và nó chỉ càng làm tăng thêm nỗi đau buồn của cô ấy:

(Ảnh: Cuộc sống mà bạn bè Linh thể hiện trên Facebook

- Thực tế của bạn bè Linh

- Cảm giác ghen tị, thua kém

- Sự khó chịu, thất vọng)

Và đó chính là lý do mà Linh luôn buồn, hay ít nhất, cảm thấy có chút tuyệt vọng và thiếu thỏa mãn. Trên thực tế, cô ấy có lẽ cũng đang có một khởi đầu khá tốt, nhưng đối với cô ấy, nó có vẻ rất đáng thất vọng.

Một số lời khuyên dành cho Linh và các bạn trẻ gen Y

1) Luôn giữ được tham vọng. Thế giới đang mở ra rất nhiều cơ hội cho những người tham vọng để tìm tới một thành công trọn vẹn. Một định hướng cụ thể có thể hơi không rõ ràng, nhưng rồi mọi việc rồi sẽ ổn - việc bạn cần làm chỉ là chọn một điểm để bắt đầu.

2) Dừng suy nghĩ rằng bạn đặc biệt. Sự thật là, ngay bây giờ đây, bạn không hề đặc biệt. Bạn chỉ là một người trẻ thiếu kinh nghiệm và chưa có quá nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể trở nên đặc biệt sau khi đã cố gắng rất nhiều trong một quãng thời gian dài.

3) Đừng quan tâm tới người khác. Việc thấy rằng cuộc đời của người khác dễ dàng hơn không phải một khái niệm quá mới mẻ, nhưng trong thế giới ngày nay, “bãi cỏ” của người khác trông thật quá đỗi lộng lẫy. Sự thực là những người khác cũng chỉ thiếu quyết đoán, đầy do dự và tuyệt vọng như chính bạn thôi, và nếu bạn chỉ đang chú tâm vào việc của mình, bạn sẽ không bao giờ có bất cứ lý do nào để ghen tỵ với người khác đâu.

Dịch: Nguyễn Ngọc - Bila Team
Ảnh: Thanh Mai - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top