Giỏ hàng

[Từ điển NBT] Quảng Giao - Giao Tiếp Là Một Kỹ Năng

QUẢNG GIAO /NBT/
GIAO TIẾP LÀ MỘT KỸ NĂNG

Từ đồng nghĩa: Giao thiệp rộng
Từ trái nghĩa: Rụt rè, giao tiếp kém.

Cách dùng: Quảng giao được hiểu là có mối quan hệ rộng và chiếm được thiện cảm với mọi người. Quảng giao còn là giao tiếp thành công. Với nhiều người, quảng giao là khi họ trở thành người thành công trong lĩnh vực giao tiếp: MC, diễn giả tài ba, những người có địa vị và thành tựu nhất định. Tuy nhiên, người bình thường, giao tiếp thành công đối với họ đơn giản chỉ là có thể tự tin thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe và diễn đạt mọi thứ trọn vẹn, không lúng túng,..

LỜI NÓI DỐI NGỌT NGÀO

Mọi người đều cho rằng, một người quảng giao thường là người có khả năng giao tiếp tốt, họ luôn luôn khéo léo và tạo được thiện cảm trong mọi mối quan hệ. Họ được mọi người yêu quý, kính trọng và thầm ngưỡng mộ. Họ là ai? Phải chăng họ phải là những người thành thạo trong nghề: là MC, diễn giả nổi tiếng, là những người thành công,... Hay đơn giản chỉ là những con người hết sức đời thường như chúng ta, một người biết lắng nghe chân thành, một người dùng lời nói dối “ngọt ngào” để bảo vệ một đứa trẻ như trong câu chuyện dưới đây:

Ở một thị trấn nhỏ của nước Anh đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng, tên cướp không cướp được tiền mà lại bị bao vây chặt bên trong. Hắn ta bắt một em bé 5 tuổi làm con tin và yêu cầu cảnh sát chuẩn bị những thứ hắn cần, nếu không hắn sẽ bắn con tin. Tên cướp vẫn ngoan cố không chịu đầu hàng kể cả khi có chuyên gia đến để đàm phán. Khi thấy tên cướp có ý định giết con tin, phía cảnh sát đã nổ súng bắn tỉa, tên cướp kêu lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất. Cậu bé nhìn thấy những vết máu và nghe thấy tiếng súng nên sợ hãi khóc thất thanh. Một viên cảnh sát tranh thủ cơ hội chạy lại ôm cậu bé vào lòng.

Các hãng thông tin truyền thông vừa kịp kéo đến ùn ùn, đúng lúc đó, mọi người chợt nghe tiếng người đàn ông hô to: “Tốt lắm, diễn tập đến đây là kết thúc!”. Cậu bé nghe xong liền ngừng khóc và hỏi mẹ có phải như thế không. Mẹ cậu bé kìm nén nước mắt và gật đầu. Những ngày sau đó, giới truyền thông đều im lặng, không ai nói một lời về vụ cướp bởi họ từ hiểu rằng, đó là cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn cậu bé! Nhiều năm sau, có một người đàn ông trung niên đến tìm gặp và hỏi người cảnh sát năm xưa cứu cậu bé: “Tại sao trong lúc ấy, ông lại hô lên như vậy ạ?” Ông cười và trả lời: “Khi tiếng súng vang lên, tôi nghĩ rất có thể cậu bé sẽ bị ám ảnh cả đời vì chuyện đáng sợ như thế này nên tôi đã thốt lên câu “Diễn tập kết thúc!”

Lúc này, người đàn ông trung niên bật khóc và ôm chầm lấy ông: “Con chính là đứa trẻ năm xưa đây ạ, con đã bị nói dối suốt 30 năm qua, mãi cho tới gần đây, mẹ của con mới nói rõ sự thật cho con biết. Con cảm ơn bác đã cho con một cuộc đời lành mạnh!”. Ông nhìn người đàn ông trung niên rồi cười nói: “Con đừng cảm ơn ta! Nếu con muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn tất cả những người đã biết chuyện nhưng vẫn sẵn lòng “lừa gạt” con ấy!”.

Hành động của người cảnh sát đó thật đáng kính, ông đã đem lại điều tuyệt vời cho cuộc đời của một đứa trẻ, bảo vệ tâm hồn non nớt của cậu bé.

Đến giờ, bạn đã có câu trả lời cho chính mình chưa?

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top